IP:3.133.127.131

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Trẻ sẽ thành tài nếu trường học như...game
27/02/2010 07:33 AM

Chính những người chơi không biết giữ mình, cứ sa vào games, rồi tự làm bản thân mình trở nên “nghiện ngập”, hung hăng… Nếu họ biết cách chơi có chừng mực thì không có những chuyện như thế. Có bị nghiện game hay không là do chính người chơi.

 Trường học đã thú vị bằng game chưa?

Có người đã viết trên báo rằng "game là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự sa sút của các em".

Nhưng tiêu chí phát hành game là lôi cuốn người chơi, chứ không phải có mục đích xấu.

Chính những người chơi không biết giữ mình, cứ sa vào games, rồi tự làm bản thân mình trở nên “nghiện ngập”, hung hăng… Nếu họ biết cách chơi có chừng mực thì không có những chuyện như thế. Có bị nghiện game hay không là do chính người chơi.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến các bạn trẻ đổ thời gian, tiền bạc và công sức vào game online là do sự ganh ghét, hơn thua nhau ở cấp độ nên quyết chí luyện đêm luyện ngày để vượt lên ngôi vị đầu bảng.

 
Khó dứt bỏ thế giới ảo bởi gia đình và nhà trường không có gì thú vị?
Ảnh: An Bàng

 Vì sao các em mê chơi game hơn đi học? Nếu trường học trở thành một nơi thú vị, cuốn hút HS thì chắn rằng họ sẽ thích đến trường cùng học tập và vui chơi với bạn bè trong môi trường lạnh mạnh.

HS tiểu học phải “quẩy” trên vai “những gánh nặng của tuổi học trò”, bị ép học quá sức, không còn thời gian giải trí; chương trình học qua tải, khiến nhiều học sinh học như điên mà kết quả vẫn không cao; nhiều thầy cô giáo đối xử không hiểu gì đến tâm tư của học trò…

Như vậy, nhiều HS không vứt bỏ thế giới ảo là điều dễ hiểu.

Gia đình chưa mang lại niềm vui

Hơn nữa, gia đình vẫn chưa là chỗ dựa vững chắc cho trẻ.

Đa phần gia đình có con nghiện game thường không quan tâm đến con cái, hành hạ về thể chất và tinh thần hoặc quan tâm quá mức, chỉ biết ép buộc con cái lớn lên theo tất cả sự sắp đặt của mình mà không cho trẻ cơ hội để nói lên điều mình mong muốn.

Chính những điều đó gây bức xúc trong lòng lớp trẻ, vì thế họ lao vào game để tìm thấy niềm vui.

Người lớn hay tự nhận mình có kinh nghiệm, hiểu hết mọi chuyện nhưng thật sự không hiểu gì về tuổi trẻ. Người lớn chưa thật sự làm gương cho giới trẻ trong mọi chuyện, và cũng chưa quan tâm đúng mức đến con cháu. Có ai tìm hiểu để hướng dẫn con em mình biết game nào xấu, game nào tốt nên giải trí? Mà ngược lại, có phụ huynh cấm tiệt mọi thú chơi game của con cái. Có người thì thả cho con đi đâu thì đi, nên khi sa vào nghiện game thì mới giật mình.

Tôi nghĩ, đừng vội trách tội game và nhà phát hành game mà các bậc phụ huynh nên nhìn lại mình. Hãy để cho trẻ tự quyết định tương lai đời mình, còn phụ huynh chỉ cần là điểm tựa đáng tin tưởng cho trẻ không sa ngã là đủ.

Ồ ạt nhập games nhưng buông lỏng quản lý


Tuy nhiên, giới trẻ mê các game bạo lực rồi ảnh hưởng đến đầu óc, nghĩ đến bạo lực một phần cũng do lỗi của các nhà quản lý, các nhà phát hành, dịch vụ game. Các nhà quản lý cứ cho nhập ào ạt các game vào, không xem xét có phù hợp với văn hóa và giới trẻ Việt hay không.

Nếu nói các game như Half life, Đột Kích, Biệt Đội Thần Tốc, v.v… là bạo lực, vậy thì cho nhập làm gì?

Nhập game, cho chơi tràn lan, sau đó lại phê phán thì có ích gì, sao không ngăn chặn ngay từ đầu? Nên nhớ rằng không chỉ game, mà còn truyện tranh, phim ảnh… mỗi cái đều có quy định giới hạn về độ tuổi có thể xem hoặc chơi. Ở nước ngoài người ta rất chú trọng vấn đề này, nhưng ở Việt Nam thì quá thờ ơ.

Nhiều nhà phát hành game chỉ quan tâm đến lợi nhuận, mà không cần biết các bạn trẻ chơi game như thế nào. Do đó, mới có có chuyện mấy cô cậu mới 8,9 tuổi là đã biết bạo lực; chuyện học sinh bỏ học để lao vào các cuộc tỉ thí; nhiều SV nghiện game mà bỏ bê học hành…

Do đó, thay vì lên án game, mọi người nên nhìn lại bản thân mình. Những ai đã nghiện game hãy giảm bớt giờ chơi, tăng thêm giờ học, thay game bằng các trò vui bổ ích khác (như thể thao chẳng hạn). Các bậc phụ huynh thì nên quan tâm đến con mình nhiều hơn. Các nhà quản lý hãy làm tốt trách nhiệm của mình hơn…

Theo VietNamNet




CÁC TIN KHÁC

• Ba "điểm tựa" cần lưu ý khi chọn nghề (26/02/2010)
• Thật thật giả giả... (23/02/2010)
• Tốt gỗ hay tốt nước sơn? (09/02/2010)
• Chữ Lễ xưa và nay (08/02/2010)
• Thế nào là nên người? (05/02/2010)
• Con người biến đổi (25/01/2010)
• Điểm 9 - 10 nhưng kiến thức vẫn rỗng (23/01/2010)
• Kinh doanh giáo dục (20/01/2010)
• “Tiên học lễ” thời nay (18/01/2010)
• "Mẹ không muốn con là học sinh giỏi" (16/01/2010)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd