Thứ Bảy, 25/1/2025, 3:30:11 AM
IP:3.145.175.242

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Google rút khỏi Trung Quốc: Ai sẽ kêu giời?
31/03/2010 10:05 AM

Vụ lùm xùm giữa Google và Trung Quốc vẫn chưa đến hồi kết, nhưng đã thấy có hai đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp: doanh nghiệp và các trường đại học. Trong khi do, “thường dân” đứng ngoài vòng ảnh hưởng của sự việc này.

Hầu hết gần 400 triệu người sử dụng Internet của đất nước này có thể không chịu ảnh hưởng bởi sự việc trang Google bị đóng cửa.

Tuy nhiên, các viện nghiên cứu, các sinh viên đại học và các nhà nghiên cứu khác lại phụ thuộc rất nhiều vào dịch vụ tìm kiếm của Google để truy cập thông tin không có trên công cụ tìm kiếm của Trung Quốc, như Baidu.com, công cụ tìm kiếm phổ biến nhất của Trung Quốc.

Theo như các nhà phân tích thì các doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào các ứng dụng của Google như Google Docs và Gmail cũng bị ảnh hưởng.

"Vượt tường lửa”

Một cuộc khảo sát gần đây do tạp chí Nature thực hiện trên hơn 700 nhà khoa học Trung Quốc đã cho thấy hơn 80% nhà khoa học thường xuyên sử dụng Google để tìm kiếm các bài báo, trong khi 60% cho biết họ sử dụng trang web này để lên đầu trang của những nghiên cứu mới.

Xin Liu, một sinh viên mới tốt nghiệp đại học Fudan, Thượng Hải gần đây cho biết: “Đối tượng sinh viên quan tâm nhiều hơn tới việc tìm kiếm thông tin chất lượng vậy nên họ chọn Google bởi Google chắc chắn cung cấp những kết quả tìm kiếm tốt hơn so với Baidu. Điều này khiến ngày có càng nhiều sinh viên phải sử dụng phần mềm để vượt tường lửa.”

Đặc biệt là các phần mềm gian lận, chẳng hạn như các mạng riêng ảo VPN và các proxy, đang ngày càng trở nên phổ biến giữa các người sử dụng Internet muốn phá tường lửa, cũng như là hệ thống lọc thông tin nổi tiếng của Trung Quốc để truy cập vào các trang web đã bị chính phủ chặn.

Các nhà phân tích cho rằng việc sử dụng các công cụ như vậy có thể tăng lên đáng kể nếu như các thanh truy cập của Trung Quốc đổ bộ vào các dịch vụ tìm kiếm của nước ngoài như Hồng Kông và Mĩ.

Thứ Hai tuần trước, Google đã đóng cửa trang web bằng tiếng Trung của mình và chuyển hướng những tìm kiếm của những người sử dụng sang công cụ tìm kiếm đặt tại trụ sở tại Hồng Kông.

Cho đến nay, trang web vẫn chưa bị chặn. Nhưng những truy vấn về những từ ngữ nhạy cảm sẽ bị tắc lại nếu những tìm kiếm đó xuất phát từ Bắc Kinh, nơi đã được sử dụng bộ lọc thông tin.

Jeremy Goldkorn, sáng lập viên của trang web Danwei.org cho rằng: “Nếu như mọi người có thể sử dụng dịch vụ tìm kiếm từ nước ngoài thì nó sẽ không gây ảnh hưởng lớn như vậy.”

Ông cũng cho biết: “Nếu như bất cứ biện pháp nào trong việc lọc thông tin được tăng cường từ quá khứ, thì nó đã gặp vấn đề bởi không một bộ máy tìm kiếm nào ở Trung Quốc thực hiện tốt các tìm kiếm trên quốc tế bằng tiếng Anh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tất cả những ai phụ thuộc vào công cụ tìm kiếm này.”

Những người khác lại nói rằng họ đang lo lắng cho những ứng dụng của Google, bao gồm cả những dịch vụ phổ biến của Google hay dịch vụ chia sẻ tài liệu Google Docs, cuối cùng cũng có thể bị cấm.

“Đáng tiếc”

 

Thật là đáng tiếc nếu Google chấm dứt hoạt động tại Trung Quốc. Ảnh: net-security.org.

Frank Yu, một nhà nghiên cứu Internet có trụ sở đặt tại Bắc Kinh có ý kiến cho rằng: “Ngày chúng bị chặn đang đến gần hơn. Chúng tôi phụ thuộc vào tất cả những dịch vụ này để phục vụ cho việc dịch thuật và lưu trữ tài liệu. Chúng rất cần thiết cho việc điều hành hoặc thành lập một doanh nghiệp nhỏ.”

Ông Yu cũng cho rằng việc Google rời bỏ Trung Quốc cũng có thể dẫn đến hậu quả làm giảm khả năng kĩ thuật của Trung Quốc.

Ông nói: “Google đào tạo nên rất nhiều kĩ sư. Chắc chắn, ở đây có rất nhiều người có đủ khả năng nhưng bây giờ chỉ có các công ty không phải là công ty đa quốc gia thuê họ và đào tạo lại họ ở một trình độ cao hơn.”

Một giáo sư chuyên ngành báo chí tại một trường đại học Trung Quốc, yêu cầu được giấu tên, đã phát biểu rằng: “Một số bạn bè của tôi nói rằng thật là đáng tiếc nếu Google chấm dứt hoạt động tại Trung Quốc bởi họ phụ thuộc vào nguồn tài liệu trên Google bao gồm cả Google Scholar và Google Books.”

“Điều này cũng đúng đối với những phóng viên, đặc biệt là những người làm việc trong mảng tin tức quốc tế. Tôi nghĩ rằng đó thật là một mất mát lớn nếu như điều đó xảy ra,” ông cho biết thêm.

“Thử nghiệm và sai lầm”

Trong khi đó, một quan chức Trung Quốc đã phát biểu rằng kế hoạch Google rút khỏi Trung Quốc đại lục và chuyển chúng tới Hồng Kông sẽ không làm giảm đầu tư quốc gia.

Phó Bộ trưởng Bộ Thương Mại, Zhong Shan phát biểu tại Đại sứ quán của Trung Quốc ở Washington rằng Trung Quốc vẫn là “một địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất.”

Ông Zhong cho biết: Có hơn 50.000 doanh nghiệp Mĩ hoạt động tại Trung Quốc và hầu hết số đó đang hoạt động tốt. Doanh thu của General Motors đã tăng 60% vào năm ngoái.

Thứ Tư tuần trước, ông Zhong đã phát biểu trước báo chí sau khi cuộc họp với Bộ Tài chính Mĩ rằng: “Trường hợp của Google là một “trường hợp đặc biệt” mà sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới quá trình Trung Quốc mở cửa ra đối với thế giới bên ngoài.”

“Chúng tôi không cho rằng quá trình mở cửa của đất nước chúng tôi là hoàn hảo nhưng chúng tôi đang cố gắng cải thiện quá trình đó thông qua các cuộc thử nghiệm và sai lầm.”

Theo Thongtincongnghe




CÁC TIN KHÁC

• Các hãng từ điển lớn của Italy lao đao vì Wikipedia (31/03/2010)
• Yahoo đưa Facebook vào Yahoo Mail (31/03/2010)
• Bóng đen bản quyền bao phủ tháng 3 (31/03/2010)
• Sẽ có bản vá lỗi khẩn cấp lần thứ 2 cho IE (30/03/2010)
• Vén màn bí mật Apple mua lại thương hiệu iPad từ Fujitsu (30/03/2010)
• Google bị tẩy chay tại Trung Quốc (30/03/2010)
• Malware mới ghi đè các trình cập nhật phần mềm Adobe (29/03/2010)
• Tấn công sử dụng lỗ hổng zero-day mới trong IE tăng lên (29/03/2010)
• Baidu vững ngôi “vua” tìm kiếm ở Trung Quốc (27/03/2010)
• “Siêu hacker” dạy Apple, Microsoft cách tìm lỗ hổng (27/03/2010)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd