IP:3.143.1.47

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Tại sao các website khủng bố không bị đánh sập?
08/04/2010 08:35 AM

Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu đang ngày một phổ biến và nguy hiểm. Chúng sử dụng mọi phương tiện có thể để gieo rắc nỗi sợ hãi. Đặc biệt trong thế giới hiện đại, tin học đã trở thành một chiến trường và phương tiện đắc lực của chúng.

Chủ nghĩa khủng bố sử dụng CNTT đẻ gieo rắc nỗi sợ hãi

Bọn khủng bố sử dụng tin học để tấn công gây rối loạn các mạng lưới điều hành nhà nước, đánh cắp thông tin quan trọng, tuyển dụng và tuyên truyền tư tưởng kích động.

Vậy tại sao các cơ quan chức năng không tấn công trực tiếp để đánh sập các website của bọn khủng bố, triệt tiêu một trong những phương tiện của chúng? Hai nguyên nhân chủ yếu được các nhà khoa học Nga nêu lên:

Thứ nhất, việc bẻ khóa các website là cách làm của những kẻ tội phạm chứ không phải hành động của người bảo vệ. Thế giới văn minh không nên sử dụng những phương tiện phạm pháp để chống lại những kẻ đứng ngoài vòng pháp luật. Thế giới văn minh phải nghiêm khắc đối với chính bản thân mình trong việc lựa chọn các cách thức đấu tranh với cái xấu, trong đó có chủ nghĩa khủng bố.

Thứ hai, việc đánh sập hoàn toàn một website là bất khả thi về mặt kĩ thuật. Dmitri Leonov, nhà sáng lập trang web an ninh công nghệ thông tin bugtraq.ru và là đồng tác giả cuốn sách “Tấn công mạng Internet” cho rằng, việc đánh sập hoàn toàn một trang web là hoàn toàn vô nghĩa. Một website bị tấn công hoàn toàn có thể khôi phục chỉ trong vòng vài tiếng hoặc thay đổi trang chủ trong vòng vài ngày.

 

 

Hack chỉ có thể là hành động của bọn tội phạm.

Ngoài ra, việc tấn công trực tiếp vào một website rất hiếm khi gặp trên thực tế. Đó chỉ là mong ước và sự lừa bịp. Bọn khủng bố thường rất quan tâm đến vấn đề an ninh mạng đối với trang web của chúng. Trong khi đó, việc phát hiện các dữ liệu bị tấn công và có khả năng bị tổn thương không phải là vấn đề kĩ thuật quá khó khăn. Ngay khi phát hiện dữ liệu có vấn đề, chúng sẽ ngay lập tức chống trả. Đội ngũ kĩ thuật của bọn khủng bố cũng bao gồm nhiều phần tử có trình độ tương đối cao.

Nói chung, việc tấn công và khóa các trang web khủng bố chỉ có hiệu quả tạm thời, trong thời gian rất ngắn cho đến khi chủ trang web áp dụng các biện pháp bảo vệ. Kể cả trong trường hợp trang web bị mất dữ liệu thì nó hoàn toàn có khả năng khôi phục từ dữ liệu copy.

Chính vì vậy, vũ khí hữu hiệu nhất để chống lại các trang web khủng bố là các trang web chính thức. Một trong những điều kiện mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet đặt ra là cấm xuất bản các tài liệu quá khích, nhưng trên thực tế ít khi kiểm soát nội dung các trang web của khách hàng, đặc biệt đối với những trang web nước ngoài và có nội dung bằng ngoại ngữ.

Theo ThongTinCongNghe




CÁC TIN KHÁC

• Microsoft sắp ra mắt dòng điện thoại thông minh? (08/04/2010)
• Mỹ ráo riết chiêu mộ hacker (08/04/2010)
• Chrome sắp đạt mốc thị phần 10% (07/04/2010)
• Phát hiện mạng gián điệp máy tính tại Trung Quốc (07/04/2010)
• Microsoft nhớ Bill Gates (07/04/2010)
• FireFox đòi lại thị phần đã mất (06/04/2010)
• iPad, “ác mộng” của netbook? (06/04/2010)
• Mỗi tháng, Google thôn tính một công ty? (06/04/2010)
• Mỹ bắt đầu điều tra đơn kiện HTC của Apple (06/04/2010)
• Microsoft và iPad, câu hỏi bỏ ngỏ (05/04/2010)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd