Đối với tắc mạch máu não, định khu đau đầu thường ở chỗ não thường liên quan đến vị trí tắc nghẽn mạch ở khu vực đó. Tiếp sau đau đầu, đột quỵ xuất hiện.
Đột quỵ não tiến triển qua ba giai đoạn
Giai đoạn bùng lên của những yếu tố bệnh lý thuận lợi cho tai biến xuất hiện như: tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, tăng lipid máu.
Quá trình tiến triển tiếp theo của thiếu máu não tạm thời.
Nhồi máu não hoàn toàn do tắc nghẽn hoặc chảy máu não. Đau đầu đều có thể xuất hiện trong các giai đoạn này.
Tuy nhiên, đau đầu triệu chứng còn có thể gặp trong những trường hợp vữa xơ những động mạch nuôi tổ chức não.
Đau đầu trong nhồi máu não
Ở đây, cơ chế phát sinh đau đầu là do tắc động mạch lớn. Nói chung, đau đầu có đặc điểm là dai dẳng hơn trong cơn thiếu mãu não tạm thời. Có khoảng từ 50 – 70% nhồi máu não hoàn toàn do tắc vòng tuần hoàn phía sau của não. Đau đầu do tắc động mạch não sau khu trú ở vùng quanh một hoặc hai mắt và cũng thường thấy ở vùng chẩm. Đau đầu do huyết khối động mạch thường khu trú ở hai bên vùng chẩm, hiếm thấy ở một bên, lan tỏa ra toàn bộ đầu như vòng đại mũ. Đau đầu ở bệnh nhân huyết khối động mạch sống, đôi khi dễ nhầm với đau đầu từng chuỗi, đau đầu thường tập trung xung quanh mắt và triệu chứng thần kinh khu trú có thể không rõ ràng. Đau đầu thường tập trung xung quanh mắt và triệu chứng thần kinh kkhu trú có thể không rõ ràng. Đau đầu như đốt cháy, ép hoặc nhói. Khám bệnh cẩn thận có thể phát hiện được thêm đau đàu ở một bên vùng chẩm và các dấu hiệu của nhồi máu tủy bên. Nhồi máu não do tắc động mạch cảnh hay động mạch não giữa gây đau đầu 20 – 30% bệnh nhân, khu trú ở bên tắc quanh ổ mắt và thái dương, có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.
Đau đầu trong chảy máu não
Chảy máu dưới màng nhện gây đau đầu đặc biệt dữ dội. Thường chảy máu não do phồng động mạch trong 50% trường hợp, do dị dạng động tĩnh mạch trong 10% và 40% do các rối loạn khác như bọc máu tụ trong não, tăng huyết áp hoặc rối loạn đông máu.
Phồng động mạch não
Thường biểu hiện ở tuổi 30 – 65 và tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ gần như nhau. Không phải tất cả phồng động mạch đều có biểu hiện lâm sàng mà chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ. Phồng động mạch có đường kính nhỏ hơn 5mm không gây ra triệu chứng nhưng phồng động mạch có đường kính từ 3cm có thể bắt đầu gây nên triệu chứng về áp lực sọ não như một khối phát triển. Khi phồng động mạch giãn rộng thì nguy cơ vỡ mạch sẽ tăng lên. Bệnh nhân phồng động mạch, thường có tiền sử khỏe mạnh và đột nhiên nhức đầu ghê gớm sau một gắng sức như trong khi giao hợp, rặn khi đại tiện hoặc hoạt động thể lực mạnh mẽ. Đau thường lan ra toàn đầu, nhưng có lúc đau tăng hơn ở vùng chẩm lan nhanh xuống cổ gáy, cứng cổ, có thể lan tới lưng và chi dưới. Tình trạng đau dữ dội đó kéo dài vài giờ nhưng đau đầu trầm trọng có thể dai dẳng tới 3 – 15 ngày. Bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, vận động mắt đau và thường phải cố gắng giữ yên tĩnh, sợ làm bất cứ một vận động nhỏ nào. Các triệu chứng khác kèm theo thường là rối loạn ý thức, kích thích màng não, các rối loạn hệ thần kinh thực vật, các triệu chứng thần kinh khu trú (liệt nửa người) và rối loạn thị giác. Có khoảng 20% bệnh nhân có đau đầu báo hiệu trước vài ngày hoặc vài tuần trước khi vỡ mạch. Các triệu chứng phát sinh do thấm mạch hoặc giãn nở phồng động mạch. Giãn phồng động mạch cảnh trong có thể gây ra sụp mí mắt trên do dây thần kinh III và đôi khi ở mắt có thể nhầm triệu chứng này với Mỉgaine thể liệt mắt hoặc trường hợp liệt dây III do đái tháo đường.
Ngoài ra, các dị dạng động mạch não là những khuyết tật bẩm sinh bất thường của các huyết quản nối hệ động mạch với tĩnh mạch hay xảy ra ở nam gấp hai lần nữ cũng gây ra những biểu hiện khởi phát đột quỵ não.
Những tín hiệu sớm và khởi phát đột quỵ não, nhất là cảm giác đau đầu xuất hiện ở thời điểm trước và ngay lúc vừa xảy ra tai biến là kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về dự phòng đột quỵ não. Nhận biết những tín hiệu khởi phát của từng loại tai biến có thể giúp các thầy thuốc đa khoa tuyến y tế cơ sở cũng như người bệnh và gia đình người bệnh, ở mức độ nào đó có thể định hướng được loại tai biến sắp và đang ập tới để nhanh chóng “cướp thời gian” xử trí ban đầu rồi đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế có chuyên khoa hồi sức cấp cứu gần nhất. Lúc này cần có chỉ định thận trọng của bác sĩ về phương thức chuyển vận bệnh nhân để tránh gây trầm trọng thêm quá trình diễn biến của bệnh.
Theo Sức khỏe và đời sống
CÁC TIN KHÁC
|