IP:18.218.3.204

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Mối nguy spam từ các địa chỉ Gmail giả
15/04/2010 04:21 PM

Các thư spam Gmail đang xuất hiện ngày càng nhiều. Theo Internet Threats Trend Report của Commtouch, những kẻ gửi thư spam đang sử dụng các địa chỉ Gmail giả, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hòm thư đến và làm cho “Gmail.com” trở thành tên miền bị lạm dụng nhiều nhất.

Chỉ 1% trong số các email gửi từ địa chỉ Gmail là từ các tài khoản Gmail thật sự. Theo Commtouch “tỷ lệ nhỏ bé này cho thấy sự trộn lẫn giữa những kẻ gửi thư spam và các tài khoản Gmail bị thỏa hiệp (compromised Gmail account)".

Commtouch cho biết, nhìn chung “khoảng từ 5% đến 10% của các thư spam có vẻ xuất phát từ tài khoản Gmail. Các địa chỉ này được làm giả để đánh lừa hệ thống chống thư spam và lợi dụng danh tiếng của Gmail”.

Những kẻ gửi thư Spam đang ngày càng trở nên kỹ thuật và điêu luyện hơn trong việc sử dụng các tên miền quen thuộc để đánh lừa người sử dụng, và tình trạng trên sẽ không chỉ xảy ra với Gmail. “Phong cách của Gmail cũng như của Paypal và Facebook, thường được những kẻ gửi thư spam sử dụng như những mẫu chuẩn để gửi thư spam và đánh cắp thông tin”.

Trong 3 tháng đầu năm 2010, đến 83% lưu lượng email bị spam, “cao nhất ở mức 92% trong cuối tháng Ba và thấp nhất là 75% hồi đầu năm”. Hàng ngày, có tới 305,000 máy tính zombie chịu ảnh hưởng của các hành vi phá hoại. Brazil có số lượng máy tính zombie nhiều nhất, chiếm 14% số lượng trên toàn cầu.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi các trang web khiêu dâm bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các phần mềm giả. Điều ít ngạc nhiên ở đây là các trang web này không phải là các trang bị ảnh hưởng nhiều nhất trong thời gian trước quý vừa qua. Theo Commtouch, các trang khiêu dâm đã thay thế trang kinh doanh, trở thành trang web bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các phần mềm giả.

Các spam về y dược, quảng cáo Viagra và các loại dược phẩm khác chiếm đến 81% các tin nhắn spam.

Theo QuanTriMang




CÁC TIN KHÁC

• Google hỗ trợ và phát triển bộ mã TheorARM (15/04/2010)
• Lại thêm lỗi trong Java có thể dẫn đến bị tấn công (15/04/2010)
• Bebo sẽ còn hay mất? (14/04/2010)
• "Loạn" thiết bị USB 3G kết nối Internet (14/04/2010)
• iPad “châm ngòi” cho cuộc đua mới (13/04/2010)
• Palm đang tự rao bán mình (12/04/2010)
• Pink - “Ván bài” cuối của Microsoft trong cuộc chiến ĐTDĐ (12/04/2010)
• Google bị kiện vì scan sách (12/04/2010)
• Cha đẻ Java rời Oracle (12/04/2010)
• Những mánh khoé giả mạo số điện thoại và cách nhận biết (12/04/2010)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd