IP:18.117.11.13

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Vào đại học bằng đủ mọi con đường và bằng bất cứ giá nào!
06/07/2010 07:32 AM

Bằng việc dành nhiều ưu tiên cho giáo dục, đồng thời cho phép thành lập thêm nhiều trường đại học, cũng như cho phép nâng cấp nhiều trường cao đẳng lên thành đại học, khắp nơi các trường đại học mọc lên như nấm sau mưa.

Vào đại học không phải là con đường duy nhất - Ảnh minh họa

Tỉnh thành nào cũng có ít nhất một trường đại học với đủ mọi loại hình đào tạo: chính quy, tại chức, chuyên tu, liên thông...

Đó là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, sẽ không có gì đáng nói nếu như khâu tuyển sinh cũng như chất lượng giáo dục đại học ở nước ta không có vấn đề.

Do có nhiều trường đại học, nên cơ hội học tập ở bậc học này của học sinh cao hơn rất nhiều. Vậy là, người ta đua chen nhau để kiếm cho con em họ một chỗ ngồi trong giảng đường đại học, bằng đủ mọi con đường và bằng bất cứ giá nào.

Không vào được chính quy thì học tại chức, không công lập thì dân lập. Nếu gia đình khá giả hơn thì cho con em đi du học. Miễn sao sau 4-5 năm học tập, có tấm bằng đại học là toại nguyện.

Tư duy vào đại học bằng mọi giá không chỉ có ở những người ít học, mà ngay cả những người có học thức cao, thậm chi có người là cán bộ cấp huyện cấp tỉnh. Từ đó xảy ra nhiều chuỵện cười ra nước mắt.

Nhiều phụ huynh ra sức động viên con cố gắng, tạo mọi điều kiện có thể, nhưng do năng lực có hạn nên sau thời gian lên thành phố "tầm sư học đạo" và những kỳ đi thi, tốn kém về tiền bạc không ít, để rồi kết quả cuối cùng không được mong đợi: chưa đạt điểm sàn. Và chỉ đến khi không còn hi vọng gì nữa, bước đường cùng chấp nhận cho con học dân lập, xem đó như là một sự an ủi, vì dẫu sao cũng có tiếng là có con học đại học.

Cũng do chạy theo hình thức, chưa chú trọng đến khả năng, nên đại học của ta chỉ mới vươn lên ở tầm cao mà chưa có chiều sâu, dẫn đến hiệu quả đào tạo còn thấp.

Có trường thì phải có người học, người học càng đông càng tốt, vì như vậy mới có kinh phí để hoạt động và... có lãi. Năm nào cũng thấy trường này trường kia xin thêm chỉ tiêu đào tạo. Chính vì thế mà chất lượng đầu vào bị xem nhẹ. Năm học 2008-2009, có trường đại học tuyển sinh chỉ từ 5- 6 điểm!

Chúng ta không ngạc nhiên khi tình trạng một số sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng không thể đảm đương công việc được giao. Ở đây không có ý nói sinh viên nào cũng vậy, nhưng rõ ràng đây là hiện tượng khá phổ biến.

Và chúng ta hãy tưởng tượng xem điều gì sẽ đến khi trình độ chuyên môn của một cử nhân hay kỹ sư còn chưa bằng người tốt nghiệp trường nghề?

Thực tế hiện nay, sự mất cân đối trong giáo dục, đào tạo là một sự thật. Hiện tượng "thừa thầy thiếu thợ" làm các nhà hoạch định nhân lực cho đất nước phải đau đầu. Là vấn đề "nóng" trong bàn nghị sự các cấp.

Để giải quyết tình trạng này, phải nâng cao nhận thức của người dân trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình hay cho con em mình, rằng: Vào đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời. Sự lựa chọn một con đường đúng đắn sẽ có ý nghĩa quyết định cho tương lai mỗi người.

Lựa chọn hướng đi đúng có ý nghĩa quyết định kết quả phấn đấu của cả cuộc đời sau này. Việc lựa chọn con đường vào đại học hay các trường trung cấp, dạy nghề… là tùy thuộc vào trình độ học lực, năng khiếu bản thân cũng như hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình.

Từ xưa, ông cha ta đã có câu nói chí lý: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Cho nên muốn cho “thân vinh”, mục tiêu phấn đấu là làm nghề gì phải giỏi nghề đó, bất luận là ở trình độ nào.

Một công nhân có tay nghề điêu luyện còn đắc dụng hơn là một kỹ sư làng nhàng, thầy chẳng ra thầy mà thợ cũng chẳng ra thợ.

Theo TuoiTre




CÁC TIN KHÁC

• Con thi đại học, mẹ kiêng ăn mực cả tháng (03/07/2010)
• Người Mỹ tuyển sinh đại học như thế nào? (21/06/2010)
• Đừng trì hoãn công việc (10/06/2010)
• Kỹ năng sống là cái chi chi? (08/06/2010)
• Vệ sĩ của con (03/06/2010)
• Dạy con biết nói thật để đi học xứ người (25/05/2010)
• Hậu quả của giàu xổi (24/05/2010)
• Vì sao giáo dục đụng đâu... dở đó? (20/05/2010)
• Những 'công nghệ' tạo giáo sư độc đáo (17/05/2010)
• Sinh viên “nội”, “ngoại” và cuộc chiến việc làm (12/05/2010)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd