IP:3.135.198.91

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị cúm H1N1 mới
06/08/2009 11:59 AM

Sau khi có trường hợp tử vong đầu tiên vì cúm A/H1N1, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên uống dự phòng tamiflu khi có các triệu chứng lâm sàng

Bộ Y tế cũng đưa ra những biện pháp mới để đối phó với đại dịch này. Đây là những thông tin từ TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, Bộ Y tế.

Uống tamiflu khi có dấu hiệu lâm sàng

TS Nga khẳng định: Bộ Y tế yêu cầu tất cả các trường hợp nghi mắc bệnh phải được thông báo cho cơ quan y tế dự phòng. Người bệnh cũng như những người có tiếp xúc với người bệnh có biểu hiện sốt đều được uống tamiflu dự phòng càng sớm càng tốt.

Trao đổi với báo chí chiều 4/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cảnh báo: Khi dịch đã lan ra cộng đồng như hiện nay thì nguy cơ nhiễm virus cúm A/H1N1 ở thể nhẹ trong cộng đồng rất lớn.

Người từ 13 tuổi trở lên, liều dùng tamiflu là 75 mg*2 lần/ngày, trong vòng 5 ngày. Lượng thuốc cho trẻ từ 12 tuổi trở xuống tùy thuộc vào trọng lượng. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, liều dùng tamiflu là 12mg*2 lần/ngày trong 5 ngày.

Trường hợp không có tamiflu hoặc kháng tamiflu có thể sử dụng Zanamivir dạng hít định liều. Trao đổi với báo chí chiều 4/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cảnh báo: Khi dịch đã lan ra cộng đồng như hiện nay thì nguy cơ nhiễm virus cúm A/H1N1 ở thể nhẹ trong cộng đồng rất lớn.

 
Phun thuốc khử trùng. Ảnh BH

Ngày 4/8, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn điều trị H1N1 mới. Bộ Y tế nhận định đây là chứng bệnh lây từ người sang người, diễn biến lâm sàng đa dạng, có nhiều trường hợp diễn biến nặng hoặc tử vong.

Những người sống trong vùng có bệnh nhân, có tiếp xúc gần với người nhiễm, nghi nhiễm, đến hoặc đi từ vùng dịch trong vòng 7 ngày được coi là có khả năng mắc bệnh. Các biểu hiện của bệnh là sốt, ho khan hoặc có đờm, đau họng, viêm long đường hô hấp.

TS Nguyễn Huy Nga cho biết thêm, những ca tử vong do nhiễm cúm A/H1N1 trên thế giới đều do đến các cơ sở khám chữa bệnh muộn hoặc mắc bệnh tiền sử. Tỷ lệ tử vong ở Việt Nam đang là 0,1%, tức 1.000 người mắc có 1 người tử vong. Trong khi đó, trên thế giới tỉ lệ tử vong từ 0,2 đến 0,5%, riêng Mehico cao nhất ở mức 1%.

Hiện Viện Pasteur Nha Trang đang tiến hành tái xét nghiệm bệnh nhân tử vong đầu tiên, đồng thời, bộ Y tế cũng đang tiến hành điều tra dịch tễ để đưa ra kết luận cuối cùng về ca tử vong này. Thông tin ban đầu cho biết bệnh nhân này không từng đi đến vùng có dịch khác.

Tính phương án điều trị tại gia

TS Nguyễn Huy Nga cho biết, tới đây Bộ Y tế sẽ mở rộng mô hình bệnh viện dã chiến. Ngoài ra, ngành cũng tính đến phương án điều trị tại nhà nếu số lượng tăng lên. Thực tế, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng biện pháp này khi lượng bệnh nhân quá đông.

Những người tự cách ly điều trị tại gia đình sẽ có sự giám sát của cơ quan y tế địa phương. Cán bộ y ế cơ sở có thể giúp khám bệnh hàng ngày hoặc hai ngày/lần. Người có dấu hiệu nhiễm cúm khi được cách ly tại gia đình, quan trọng nhất là theo dõi triệu chứng. Nếu có các biểu hiện suy hô hấp, sốt kéo dài thì nên đến bệnh viện khám ngay để có chỉ dẫn chính xác.

Với các trường hợp đặc biệt như: tiếp xúc với người bệnh, đi từ vùng có dịch về, trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyến áp... nếu có các biểu hiện lâm sàng cần đến ngay các cơ sở y tế để khám.

Theo Khue Lan (afamily.channelvn.net)




CÁC TIN KHÁC

• Đậu xanh làm đẹp da, chữa bệnh (06/08/2009)
• 7 mẹo nhỏ chống say xe (05/08/2009)
• Ăn uống và phòng ngừa bệnh gút (05/08/2009)
• Bệnh nhân cúm A/H1N1 đầu tiên ở Việt Nam tử vong (04/08/2009)
• Ðiều trị ung thư tiền liệt tuyến bằng sóng siêu thanh (25/07/2009)
• Bài thuốc chữa hóc xương của cụ bà 80 tuổi (25/07/2009)
• Dùng sừng tê giác: “Thái quá bất cập” (23/07/2009)
• Ung thư gan: có thể chữa được nếu phát hiện sớm (23/07/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd