Chúng ta thử tưởng tượng một thế giới, Microsoft không được phép bán Windows hay Word, không ai có quyền sử dụng Blackberry, chip của Intel,… Điều đó thật kinh khủng nhưng khi chúng bị kiện, các nhà sản xuất ra chúng thường tìm đến các vụ dàn xếp, với những khoản tiền bồi thường khổng lồ để được tiếp tục lưu thông. Trong lịch sử công nghệ, các vụ kiện bản quyền nổi tiếng liên quan tới nhiều lĩnh vực, như từ giao diện đồ họa người dùng tới những sản phẩm nổi tiếng như BlackBerry. Nhưng nói chung, các vụ kiện thường là nhắm vào các hãng lớn có “túi tiền nặng” để có thể đáp ứng các vụ dàn xếp với khoản bồi thường khổng lồ. Điển hình nhất phải kể đến các vụ sau:
1. Ai phát minh ra GUI?
Giống như một di vật của quá khứ xa xôi, khoảng 30 năm từ khi Microsoft ra mắt Windows 3.0, hệ điều hành đầu tiên thành công của hãng nổi bật nhờ giao diện đồ họa người dùng (GUI). Chúng đã là một ý tưởng tuyệt vời nhưng ý tưởng đó là của ai?
Theo Steve Jobs, nhà sáng lập Apple, ý tưởng đó không phải của Microsoft, nó là của Apple. Theo nhà phân tích Nathan Brookwood của Insight 64, Jobs thực sự có ý tưởng này khi ông có một chuyến du lịch Xerox (XRX) PARC nổi tiếng và nhìn thấy một phiên bản ban đầu của hệ điều hành “cửa sổ”.
Nhưng đâu là sự thật. Apple cho biết, mọi người nên “nhìn và cảm nhận” hệ điều hành Macintosh, toàn bộ chúng đã được đăng ký bản quyền và hãng đã kiện Microsoft tại tòa án liên bang Mỹ vào năm 1988. Tuy nhiên, hãng Xeror (Mỹ) đã nhảy vào cuộc xung đột này trước khi tòa án có những quyết định đầu tiên giải quyết vụ việc đó và đã kiện Apple đánh cắp ý tưởng của họ.
Sau 6 năm kiện tụng và cả hai vụ trên đều được kháng cáo lên Tòa án tối cao Hoa Kỳ nhưng đều bị bác bỏ. Vì Apple không thể chứng minh cho những tuyên bố của họ còn Xerox đã để quá lâu.
2. Linux hay UNIX?
Đầu năm 2003, một hãng phần mềm có tên gọi SCO đã gây sốc cho Thung lũng Silicon với tuyến bố rằng, một phần của mã hệ thống UNIX bị phát hiện có cùng cách thức như trong hệ điều hành Linux của hãng. SCO, vốn không phát minh ra mã, đã từ chối xác định các phân đoạn cụ thể của phần mềm đã bị sao chép. Hãng tuyên bố rằng, đó là một bí mật mà họ sẽ chỉ tiết lộ cho tòa án. Tuy nhiên, theo sau vụ kiện này là khoản yêu cầu thiệt hại 1 tỷ USD chống lại IBM và các vụ kiện chống lại Novell, Red Hat và Daimler Chrysler.
Bên cạnh đó, vụ việc này đã gây lo lắng cho các khách hàng của bên thứ ba. Vì những người sử dụng Linux có thể phải chịu trách nhiệm vì gây thiệt hại lớn cho SCO. Mặt khác, cũng có nhiều lời cáo buộc rằng, Microsoft đã rót tiền cho SCO để giúp họ theo vụ kiện này vì chúng sẽ gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh của Microsoft. Nhưng cuối cùng, các vụ kiện này đều bị tòa án bác bỏ.
3. Blackberry bị kiện với khoản tiền bồi thường khổng lồ
Hầu như bất cứ ai cũng đã nghe về một hãng nhỏ có tên gọi NTP, ở bang Virginia (Mỹ). Tuy nhỏ nhưng NTP nắm giữ rất nhiều bản quyền không dây và đã kiện RIM, nhà phát minh ra chiếc Blackberry được dùng phổ biến hiện nay. Bồi thẩm đoàn của phiên tòa này đã đồng ý rằng, các bản quyền trên có hiệu lực và RIM phải bồi thường cho NTP một khoản thiệt hại trị giá 53 triệu USD. Vụ kiện đã kết thúc ở đây nhưng sẽ kéo theo một vụ kiện khác tắt tiền hơn. Vì thẩm phán đã phán quyết rằng, RIM tiếp tục vi phạm các bản quyền của NTP trong việc vận hành mạng dữ liệu của Blackberry. Ông có thể ban hành lệnh cấm dịch vụ này. Nhưng sau đó xảy ra một sự hoảng loạn khi mọi người từ khu thương mại Wall Street tới các cố vấn cao cấp của Nhà Trắng phải đối mặt với việc mất đi thiết bị điện tử yêu thích của họ. Cuối cùng, RIM đã dàn xếp một khoản tiền trị giá 615 triệu USD. Đây được coi là một trong số những vụ dàn xếp lớn nhất trong lịch sử các vụ kiện bản quyền công nghệ.
4. Chip Intel bị kiện
Intel và hãng sản xuất máy trạm Integraph đã rơi vào một chuỗi rắc rối kiện tụng bản quyền từ năm 1997. Integraph tuyên bố rằng, Intel – nhà chế tạo vi xử lý lớn trên thế giới đã đánh cắp các tính năng then chốt của chip Clipper của Integraph. Từ đó, Intel đã phải chi một khoản tiền 300 triệu USD bồi thường thiệt hại cho vụ liên quan tới thiết kế bộ nhớ. Còn vụ thứ hai, Intel bị báo buộc vì những vi phạm liên quan tới tập lệnh vi xử lý được biết đến như VLIW, với phí tổn dàn xếp là 225 triệu USD. Như vậy, tổng số 525 triệu USD Integraph đạt được là con số bồi thường thiệt hại lớn nhất mà hãng từng chiến thắng trong vụ kiện pháp lý chống lại Intel.
Bên cạnh đó, vụ việc trên còn liên quan tới nhiều hãng sản xuất máy tính. Chẳng hạn như, HP cũng bị liên quan vì đã mua chip từ Intel có chứa các tính năng nhớ mà Intergraph tuyên bố vi phạm bản quyền của họ. Nhưng cuối cùng, những khiếu kiện này cũng được dàn xếp ổn thỏa.
5. i4i kiện Microsoft
Một hãng nhỏ ở Canada có tên gọi i4i kiện Microsoft và buộc tòa phải ra quyết định cấm Microsoft bán Word. Hãng chỉ có 30 nhân viên này tuyên bố rằng, Microsoft đã vi phạm bản quyền về việc sử dụng tính năng của XML. Microsoft chưa bao giờ dừng bán Word nhưng hãng đã phải loại bỏ các tính năng bị kiện khỏi Word 2007 và các phiên bản Office 2010 sắp bán ra thị trường cũng như phải bồi thường một khoản tiền 290 USD cho i4i.
Ngoài những vụ kiện trên, trong thời gian gần đây, thế giới công nghệ còn rộ lên các vụ kiển bản quyền như Apple và Nokia kiện lẫn nhau. Gần đây nhất là vụ Apple kiện HTC, mà mục tiêu chính là nhằm vào Google. Tuy nhiên, các vụ kiện này vẫn chưa được ngã ngũ.
Theo VnMedia