IP:3.145.112.187

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Google bị chỉ trích dữ dội vì “đòi” quân bình Internet
20/08/2010 08:12 AM

Đề xuất kế hoạch quân bình Internet của Google và Verizon đang bị phản đối dữ dội từ mọi phía: các nhóm có chung lợi ích, các blogger, và thậm chí cả những "tín đồ" của Google.

Bất đồng xung quanh đề xuất các nhà khai thác băng thông rộng sẽ được tự do tạo ra một Internet 2 tầng. Vẫn có Internet bình thường như hiện nay, trên đó vận hành các trang web và những dịch vụ vốn có. Thêm vào một cái gọi là Internet riêng, về cơ bản, là một nền tảng băng thông rộng thứ hai, nơi các công ty viễn thông có thể cung cấp "thêm các dịch vụ trực tuyến khác biệt" như các dịch vụ giám sát y tế, công cụ giáo dục và giải trí.

Kế hoạch của Google - Verizon cũng tách băng thông rộng không dây ra khỏi vấn đề quân bình Internet. Điều đó có nghĩa là truy cập Internet qua các thiết bị kết nối như smartphone và card MTXT không dây sẽ bị áp dụng bởi các quy định tùy ý của công ty viễn thông thay vì là các quy tắc quân bình Internet. 

 Theo quan điểm của nhà báo công nghệ Mitch Wagner của Computerworld, kế hoạch Google - Verizon sẽ dẫn đến việc hình thành 3 mạng băng thông rộng có quy tắc khác nhau: "Internet công cộng, một mạng riêng mới cho các dịch vụ giá trị gia tăng, và mạng không dây".

Sự phản ứng đối với kế hoạch này cho đến nay phần lớn là tiêu cực, và một làn sóng chỉ trích đang hướng vào Google.

  Internet có còn là Internet?

 

 Jeff Jarvis, tác giả của "Google sẽ làm gì?" và tự nhận là người hâm mộ Google, không lấy làm quá hài lòng với đề xuất của công ty Internet yêu thích của ông. Viết trên blog của mình, Jarvis nói ông thấy khó hiểu với đề xuất của Google. Vấn đề lớn nhất đối với Jarvis là kế hoạch này giải thoát 2 điều quan trọng từ quy tắc quân bình Internet: "không dây và bất cứ điều gì mới".

Theo Jarvis, một Internet riêng là điều khó có thể chấp nhận.

Thế nào là hợp pháp?

Trong khi đó, EFF (Electronic Frontier Foundation - tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động với mục đích đem công nghệ truyền thông mới tới mọi người) thích thú với ý tưởng của Google và Verizon về hạn chế quyền điều tiết Internet đối với Uỷ ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC). Theo EFF thì quy tắc quân bình Internet hiện tại trao cho FCC quyền kiểm soát quá nhiều trên Internet.

Nhưng EFF không quá sốt sắng với phần còn lại của đề xuất Google - Verizon. Đặc biệt với các đề xuất cho phép các công ty viễn thông "quản lý mạng hợp lý" và chỉ cho phép "nội dung hợp pháp" trên các mạng của họ. 

EFF nói rằng đề xuất cho phép, trong trường hợp ngoại lệ, một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) “mặt khác để quản lý các hoạt động hàng ngày của mạng của mình" sẽ dẫn tới những trường hợp như với Comcast. (Nhà cung cấp dịch vụ Internet này đã bị phát hiện là tìm cách hạn chế lưu lượng chia sẻ tập tin trong năm 2007 và 2008. Bản án phạt Comcast phải tạm hoãn vì những tranh cãi xung quanh vấn đề thế nào là kiểm soát truy cập hợp pháp).

EFF cũng quan tâm đến đề xuất rằng quân bình Internet chỉ áp dụng cho "nội dung Internet hợp pháp". Những ai được quyết định nội dung nào được coi là hợp pháp? Ngoài ra, kế hoạch này ảnh hưởng thế nào tới những ngoại lệ sử dụng tài liệu có bản quyền? EFF tin rằng ngoại lệ nội dung hợp pháp sẽ trở thành một kẽ hở "mở cửa cho ngành công nghiệp giải trí và những nỗ lực thực thi pháp luật có thể cản trở tự do ngôn luận và đổi mới".

Cạnh tranh di động là gì?

Google và Verizon cùng nói rằng họ không muốn áp dụng Internet không dây theo các quy tắc quân bình Internet bởi vì ngành công nghiệp này “còn non trẻ” và “quá cạnh tranh”. Tuy nhiên Danny Sullivan trong bài viết trên Search Engine Land lại chỉ ra nhiều vấn đề cho thấy thiếu tính cạnh tranh đối với ngành công nghiệp di động hiện nay.

Trước tiên, có một số phụ thu mà các công ty viễn thông tính vào hóa đơn không dây, một số trong đó có thể gọi là "phí lén lút". Sau nữa có vấn đề chi trả cho các thiết bị không dây vẫn bị khóa chỉ dùng được với mạng của công ty viễn thông ban đầu của khách hàng, cho dù hợp đồng không dây đã kết thúc. Cuối cùng, một số hãng cố tình làm tê liệt chức năng của smartphone để giảm băng thông sử dụng, chẳng hạn như AT&T đã từng khóa tính năng của tethering của iPhone trong một thời gian dài. (Tính năng này cho phép iPhone trở thành trạm phát sóng wifi hospot để cho phép các thiết bị wifi khác kết nối vào mạng).

Google nên rút lại đề xuất?

Với làn sóng chống đối hiện nay, khá rõ ràng rằng Google và Verizon sẽ còn phải vượt qua nhiều rào cản phản đối nếu họ muốn các nhà lập pháp xem xét đề xuất của họ. Có lẽ sẽ là lựa chọn tốt hơn cho cả 2 công ty là rút lại đề xuất.

Theo PCWorldVN




CÁC TIN KHÁC

• Mã độc tấn công hàng triệu website (20/08/2010)
• Mozilla đánh giá thấp lỗi Firefox (20/08/2010)
• Google mua công ty phần mềm “tiền ảo” Jambool (19/08/2010)
• Mạng 4G - Tương lai không thuộc về WiMax (18/08/2010)
• Internet Explorer 9 sẽ hút người dùng (18/08/2010)
• Người chiến thắng bất ngờ trong vụ Oracle kiện Google: Microsoft (17/08/2010)
• Google và Verizon đề xuất kế hoạch quân bình Internet (12/08/2010)
• Apple bị EU điều tra vì “cự tuyệt” Flash? (12/08/2010)
• “Đại gia” VeriSign bị thôn tính (12/08/2010)
• Internet cố định – “suy” nhưng chưa thể “tàn” (11/08/2010)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd