Nguồn: Reuter
|
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vừa phát đi thông báo trên, một tuần sau khi công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới đe doạ rút khỏi Trung Quốc. Tuần trước, Google cáo buộc hãng và một số công ty khác đã bị hacker bản địa tấn công một cách tinh vi và có hệ thống. Gã khổng lồ tìm kiếm tuyên bố "không còn muốn giám sát trang tìm kiếm Google.cn nữa".
Mới đây nhất, Google tiếp tục "thêm dầu vào lửa" khi hoãn phát hành 2 mẫu điện thoại mà hãng phát triển riêng cho thị trường Trung Quốc. Cuộc tranh cãi này lập tức khiến cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ căng thẳng trở lại.
Phía Trung Quốc phản ứng khá mạnh trước những lời phàn nàn của Google và không tổ chức bất cứ cuộc thương thảo nào với gã khổng lồ tìm kiếm cho tới thời điểm này. Sáng nay, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Ma Zhaoxu còn gia tăng sức ép khi tuyên bố "Các công ty nước ngoài cần phải tôn trọng luật pháp và quy định của Trung Quốc, tôn trọng phong tục tập quán và truyền thống của Trung Quốc cũng như các trách nhiệm xã hội tương ứng. Lẽ tất nhiên Google không phải là ngoại lệ".
Trả lời báo chí về lời cáo buộc của Google rằng hãng đã bị hacker Trung Quốc tấn công, ông Ma cho biết bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc cũng nằm trong tầm ngắm của hacker. "Trung Quốc chính là nạn nhân lớn nhất của hacker", khi cứ 10 máy tính cá nhân kết nối Internet lại có đến 8 máy bị tấn công.
Một số quốc gia khác cũng bị lôi kéo vào cuộc tranh cãi. Cố vấn bảo mật quốc gia M.K.Narayanan của Ấn Độ phát biểu trên tờ Times rằng nhiều văn phòng Chính phủ của nước này đã trở thành mục tiêu của nhiều cuộc tấn công có xuất xứ từ Trung Quốc trong ngày 15/12, trùng với thời điểm Google bị tấn công.
Tuy nhiên, ông Ma khẳng định "sự cáo buộc này hoàn toàn không có căn cứ".
Theo VietnamNet
CÁC TIN KHÁC
|