IP:3.137.166.61

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Người Mỹ tuyển sinh đại học như thế nào?
21/06/2010 09:41 AM

Họ dường như nghĩ rằng chỉ cần bỏ thi chuyển cấp, thi đại học là tới biển rộng trời cao, không phải khổ công đèn sách?

Tôi ở Mỹ về Đài Loan, quê tôi, các bạn cùng tuổi hay nói: “Các bạn không phải thi đại học, thích thật đấy!”

Họ dường như nghĩ rằng chỉ cần bỏ thi chuyển cấp, thi đại học là tới biển rộng trời cao, không phải khổ công đèn sách?

Dường như chế độ thi cử ở quê nhà không có điểm nào hay, nó bóp nghẹt tài năng và chôn vùi tuổi trẻ !

Ngay đến cha tôi cũng bảo gần đây còn ngủ mơ thấy thi đại học, lúc tỉnh dậy mồ hôi ra như tắm.

Nhưng cha cũng nói, may mà Đài Loan có kỳ thi đại học để cha dốc sức trong hai tháng cuối. Nếu đại học Đài Loan cũng dùng chế độ kiểm tra kiểu Mỹ, e cha không có ngày nay.

Chẳng phải vậy sao? Đại học ở Mỹ, ngoài xét kỳ “thi hội” SAT(1), còn xét thành tích học tập từng học kỳ, hoạt động ngoại khoá, nên học sinh Mỹ "thời bình cũng như thời chiến".

Vừa vào cấp ba, nhà trường đã cấp cho mỗi chúng tôi một bản thống kê: tỉ lệ học sinh tốt nghiệp của trường được những trường đại học nào tuyển chọn. Ý là: nếu muốn vào trường đại học tốt, bạn chỉ có cách dốc sức học mà thôi!

Năm sau, nhà trường tập trung hết học sinh khoá tôi ở hội trường, ngồi trên là những học sinh khóa trước, họ đều tham dự giải nghiên cứu khoa học Westing House. Sau đó, thầy hiệu trưởng nói:

“Các em hãy quan sát hoạt động nghiên cứu Westing House, đến năm sau thì tham gia.”

Cuối cùng, thầy hiệu trưởng thêm một câu:

“Nếu giành được giải thưởng thì việc vào đại học không thành vấn đề!”

Thế là có bao người không về nhà trong kỳ nghỉ hè mà đến phòng thí nghiệm của các trường đại học, cùng các giáo sư nghiên cứu.

Những học sinh yếu cũng tự tìm “đường sống”!

Hai học sinh rất sợ bẩn lại đến bệnh viện, chuyên chăm sóc người bị AIDS. Về đến nhà, họ lại hoảng hồn, chỉ sợ đã bị lây.

Mấy cậu học sinh vừa gầy vừa ốm o lại tham gia đội bóng rổ, ngày nào cũng chịu đau nhức nhừ người.

Họ phải làm những việc đó vì thành tích hoạt động ngoại khoá cũng giúp họ vào đại học (tất nhiên cũng có người làm vì từ tâm hay hứng thú).

Xét chọn vào đại học! Trời ơi! Cũng là cơn ác mộng!

Một chồng hồ sơ dày, trong đó có cả giấy khen hồi cấp một, ảnh chụp tại lớp học bơi hồi cấp hai, một bài báo nhỏ được tờ báo của tiểu khu đăng, băng ghi âm buổi biểu diễn ca nhạc năm ngoái, chứng nhận làm việc công ích của Viện dưỡng lão…

Ngoài ra, phải trả lời đủ mọi loại câu hỏi “quái dị” của các trường đại học.

Ví dụ như trường hợp của tôi:

Đại học Harvard:

“- Liệt kê những cuốn sách bạn đọc trong một năm gần đây, bạn mới đọc cuốn tạp chí nào?”

Đại học Pennsylvania:

“A. Nếu được ăn tối với một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử hay truyền thuyết, còn sống hay đã chết, thì bạn chọn ai? Vì sao?

B. Bạn vừa viết xong cuốn tự truyện ba trăm trang, xin gửi cho chúng tôi trang 27!”

Đại học Princeton:

“A. Trả lời ngắn gọn những câu hỏi dưới đây. Đừng căng thẳng đến mất ngủ:

Cuốn sách yêu thích nhất? Bản nhạc yêu thích nhất? Hoạt động yêu thích nhất? Bộ phim yêu thích nhất? Câu nói yêu thích nhất? Loài vật đáng yêu nhất? Giờ nào trong ngày tốt nhất? Môn học yêu thích nhất? Danh ngôn yêu thích nhất? Hay nghe tin tức nào nhất?

B. Khi bạn thích ai, bạn chú ý đến đặc điểm nào của người đó?”

Đại học New York:

“Có người nói: trong tương lai, ai cũng có năm phút để nổi tiếng. Bạn mong muốn năm phút đó sẽ như thế nào?”

Nghe nói có trường còn gửi cho học sinh một tờ giấy trắng, trên đó đề: “Bạn thích viết gì cũng được!” hay “Hành động dũng cảm nhất bạn từng làm!”.

Có học sinh đã viết: “Đây là hành động dũng cảm nhất của tôi!”, sau đó gửi trả giấy trắng cho trường đại học.

Tóm lại, không có kỳ thi đại học, học sinh không còn “cột mốc” nữa, các trường đại học thả sức đề ra tiêu chuẩn, cốt không phạm pháp là được.

Ví như hai anh em ở trường tôi đều có điểm tốt nghiệp là 96, đều là đội trưởng đội bơi. Năm trước người anh được vào Harvard, năm sau người em lại bị loại. Thế là người em lấy tiền lệ của ông anh để kháng nghị.

Trường Harvard đã trả lời:

“Vì trường đã có anh của bạn nên không còn thiếu một tài năng như thế nữa!”

Năm lớp mười hai, tôi bỗng lên thuỷ đậu. Tôi ở trong buồng kín suốt hai tuần, tựa như ở tù vậy. Đến bữa, mẹ đưa đồ ăn qua cửa sổ, sau đó lấy bát ra rửa.

Trong hai tuần “ở tù”, tôi viết hồ sơ xin vào đại học. Mẹ giúp tôi sắp xếp thành một tập nặng tới hơn hai cân để gửi cho đại học Harvard.

Tôi được trường nhận.

Việc đó không có gì ghê gớm nên tôi chỉ muốn nói qua loa. Điều tôi muốn nói với các bạn ở quê nhà là:

Trường đại học ở Mỹ nhiều nên vào đại học không khó, nhưng để vào những trường hàng đầu thì e không không dễ như ở Đài Loan. Chế độ thi cử ở quê nhà tuy có nhiều nhược điểm nhưng cũng có những ưu điểm không thể phủ nhận được!

Theo HuongNghiep




CÁC TIN KHÁC

• Đừng trì hoãn công việc (10/06/2010)
• Kỹ năng sống là cái chi chi? (08/06/2010)
• Vệ sĩ của con (03/06/2010)
• Dạy con biết nói thật để đi học xứ người (25/05/2010)
• Hậu quả của giàu xổi (24/05/2010)
• Vì sao giáo dục đụng đâu... dở đó? (20/05/2010)
• Những 'công nghệ' tạo giáo sư độc đáo (17/05/2010)
• Sinh viên “nội”, “ngoại” và cuộc chiến việc làm (12/05/2010)
• Ừ thì nhà tôi nghèo! (04/05/2010)
• Bố mẹ có bằng đại học, con cái xuất sắc hơn? (28/04/2010)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd