IP:3.16.75.156

Máy tính
Kiến thức cơ bản
Mạng & Internet
Tin học văn phòng
Bảo mật & AntiVirus
Tiện ích - Hệ thống
Lập trình - Cơ sở dữ liệu
Đồ họa & Multimedia
Thử nghiệm - Đánh giá
Kỹ thuật phần cứng




10 bản phân phối Linux dành cho netbook
15/08/2009 08:20 PM

Nếu đã mua một máy netbook, có thể bạn đang băn khoăn lựa chọn giữa hệ điều hành Xandros Linux hay Windows. Mặc dù hệ điều hành Xandros là một hệ điều hành rất tiện lợi, nhưng có thể bạn đang sử dụng một hệ điều hành không được phần cứng hỗ trợ. Bạn không phải lo về điều đó nữa vì Linux đã giới thiệu nhiều bản phân phối chạy rất ổn định trên dòng máy netbook, mang lại cho bạn cảm giác như đang sử dụng laptop.

Dưới đây là 10 bản phân phối đáng chú ý mà Linux đã và đang phát triển dành riêng cho dòng máy netbook. Trong đó, một số bản được cải tiến từ những bản phân phối đang được sử dụng rộng rãi để dành riêng cho netbook.

1 . Eeebuntu

Bản phân phối dành cho máy PC Eee này có thể phù hợp nhất với dòng máy netbook vì Eeebuntu được phát triển trên nền tảng Ubuntu. Eeebuntu hỗ trợ rất nhiều cho người dùng netbook vì Ubuntu là một trong những bản phân phối thân thiện với người dùng của Linux. Những nhà phát triển Ubuntu giới thiệu ba phiên bản của Eeebuntu bao gồm:

Standard: Đây là phiên bản đang được ưa chuộng của Linux. Khi cài phiên bản này trên netbook bạn sẽ có cảm giác như đang sử dụng một chiếc laptop thông thường (tất nhiên ngoại trừ kích thước của bàn phím và màn hình).
NBR (Netbook Remix): Đây là phiên bản của Eeebuntu với một desktop đặc biệt hỗ trợ truy cập vào các ứng dụng. Với phiên bản này, bạn có thể cảm nhận được viêc sử dụng vùng phím số hiệu quả như thế nào vì những ứng dụng được đặt trong nhiều tab khác nhau. Phiên bản này gần giống với phiên bản Xandros Linux dành cho dòng netbook nhưng khả năng vận hành của nó uyển chuyển hơn nhiều.
Base: Đây là phiên bản nhỏ nhất và nhẹ nhất trong số ba phiên của Eeebuntu. Phiên bản này chỉ tích hợp một số ứng dụng quan trọng như GNOME, Firefox, và một số công cụ cấu hình. Phiên bản này phù hợp nhất với dòng netbook cấu hình thấp và dung lượng ổ cứng nhỏ, hoặc dành cho những netbook chỉ cần một số công cụ trình duyệt web nhẹ.

2. OpenGeeeU

Một bản phân phối khác dành cho PC Centric của Eee. OpenGeeeU được phát triển dựa trên hệ điều hành OpenGUE nền tảng Enlightenment. Có nghĩa là bạn sẽ được làm việc với desktop Enlightenment rất phù hợp với netbook vì nó có dung lượng nhẹ với nhiều chức năng hỗ trợ. Bản phân phối này cung cấp một giao diện trực quan rất thân thiện với người dùng, và có thể đây sẽ là bản phân phối được sử dụng nhiều nhất trong tương lai. Bản phân phối này cũng tính hợp nhiều tính năng hỗ trợ cho người dùng. Tuy nhiên nó yêu cầu ổ cứng có vùng trống tối thiểu là 4 GB để cài đặt.

3. Mandriva

Mandriva là một trong những bản phân phối chuẩn chạy rất ổn định trên netbook. Trong thực tế, Mandriva được Linux cộng tác phát triển với Gdium (nhà cung cấp netbook đã được cài một phiên bản đặc biệt của Mandriva). Hệ điều hành này khởi động rất nhanh, một desktop nhẹ cho phép người dùng tùy chỉnh, và hỗ trợ một công cụ Codec có thể chạy tất cả các file đa phương tiện. Nếu sử dụng Mandriva cho máy Acer Aspire One, bạn sẽ phải thay đổi một số cài đặt sau:

Trước tiên bạn bổ sung dòng lệnh sau vào file /etc/modprob.conf.

options snd-hda-intel model=acer-aspire

(Dòng lệnh này sẽ tắt loa của netbook khi bạn cắm headphone)

Tiếp theo, bạn bổ sung dòng lệnh:

/sbin/modprobe pciehp pciehp_force=1

(Lệnh này sẽ giúp trình đọc thẻ tự động nhận thẻ khi kết nối vào máy)

Mandriva Spring 2009 sẽ hoạt động rất ổn định trên máy PC Eee.

4. Puppy Linux

Puppy Linux là một trong những phiên bản hệ điều hành nhẹ nhất của Linux. Không chỉ nhẹ mà nó còn rất nhanh và hỗ trợ mọi thứ bạn cần cho một netbook. Sau khi cài đặt, tốc độ của Puppy sẽ khiến bạn hài lòng vì đã có một quyết định đúng đắn khi lựa chọn nó. Nhưng tốc độ không phải là tất cả những gì Puppy có. Như đã nói ở trên, nó hỗ trợ mọi thứ mà netbook cần, như một chương trình trình duyệt, một máy trạm thư tín (Seamonkey), một trình soạn thảo (Abiword), công cụ hiệu chỉnh đồ họa (Xara) và nhiều công cụ cần thiết cho máy tính di động khác.

Puppy Linux yêu cầu người dùng cài đặt một số ứng dụng sau khi cài đặt. Quan trọng nhất là công cụ kết nối wifi. Puppy hỗ trợ tính năng kết nối wifi cho dòng PC Eee, nhưng để sử dụng được bạn cần phải cấu hình cho kết nối. Bạn không cần phải sử dụng module hay một ứng dụng nào khác để kích hoạt wifi. Với những người mới dùng Linux. Puppy có thể không phải là một hệ điều hành dễ sử dụng vì quá trình cài đặt khá phức tạp.

5. OpenSuSE 11

OpenSuSE 11 là một bản phân phối chính khác của Linux có khả năng vận hành rất linh hoạt, ngoại trừ việc bạn phải cải tiến đôi chút trên một số loại netbook để có thể sử dụng wifi. Với những máy PC Eee 900, bạn sẽ phải gán giá trị sau cho rpms:

madwifi-kmp-default-ng madwifi-ng_r3366+ar5007

Sau khi đã lưu lại thay đổi, tất nhiên wifi sẽ hoạt động bình thường. Sau đó copy OpenSuSE 11 vào một USB và kết nối vào máy để cài đặt. Để có một độ phân giải chính xác cho máy và nhận được hỗ trợ 3D bạn cần chỉnh sửa cài đặt trong file xorg.conf.

Mặc dù OpenSuSE được phát triển hướng vào đối tượng chính là netbook, nhưng nó không dành cho những người chưa có kinh nghiệm hay người mới sử dụng Linux. Nếu muốn dùng thử SuSE trên netbook, có thể bạn sẽ phải mua một máy HP Mini Netbook 2140 có cài sẵn SuSE Enterprise 11.

6. gOS Cloud

gOS Cloud là một hệ điều hành được thiết kế dành riêng cho dòng máy netbook. Ý tưởng phát triển bản phân phối này là biến máy netbook của bạn trở thành một công cụ trình duyệt web. Thoạt nghe có thể bạn sẽ cảm thấy hệ điều hành rất hạn chế, nhưng nếu xét đến mục đích sử dụng netbook thì bạn sẽ thấy rằng mọi công việc được thực hiện đều thông qua một chương trình trình duyệt.

Nếu đã từng sử dụng gOS bạn mới thấy hết những tính năng của nó. Phiên bản gOS này cho phép bạn lướt web, gửi email và chat. Nếu sử dụng cùng với Google Documents bạn có thể dùng nó để xử lý nhiều tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, phiên bản này hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển và sẽ sớm giới thiệu tới người dùng. gOS Cloud chỉ dành riêng cho netbook vì vậy quá trình cài đặt sẽ rất đơn giản.

7. CrunchEee

CrunchEee là một ấn bản đặc biệt của Linux Crunchbang dành cho PC Eee. Crunchbang Linux là một sản phẩm phụ của Ubuntu và nó hỗ trợ cho một desktop OpenBox mịn. CrunchEee tích hợp Firefox, VLC, Skype, Flash và nhiều ứng dụng hữu dụng khác, như Eee-Control (đây là trình kiểm soát mọi thứ chạy trên PC Eee). Giống như Eeebuntu, CrunchEee cũng sử dụng nhân Array do đó bản phân phối này sẽ hoạt động không thể tốt hơn trên máy PC Eee. Bạn sẽ cảm thấy nó như một bản Puppy Linux nhẹ và vận hành giống như Eeebuntu.

8. Slax

Slax được phát triển trên nền tảng Slackware và hỗ trợ nhiều tính năng độc đáo cho phép người dùng thực hiện tùy chỉnh bản phân phối này thậm chí từ trước khi tải. Nếu sử dụng Build Slax, bạn có thể bổ sung bất cứ thứ gì bạn muốn vào Slax. Slax sử dụng nền tảng desktop của KDE có nghĩa là nó có thể chạy desktop trên một ổ flash (những vẫn có thể cài đặt vĩnh viễn vào máy nếu muốn). Để cài đặt Slax, bạn cần sử dụng trình cài đặt Slax Installer trong menu KDE.

9. Debian

Debian luôn là một trong những bản phân phối phù hợp nhất với nhiều đối tượng người dùng. Nó rất ổn định, đáng tin cậy, bảo mật và tương thích với nhiều ứng dụng (trên 20.000 ứng dụng). Debian có thể chạy trên hầu hết các máy netbook. Có thể khi chạy sẽ có lỗi với độ phân giải nhưng bạn có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thay đổi cài đặt trong file xorg.conf. Tuy nhiên, khi sử dụng Debian bạn sẽ phải bắt đầu với một kết nối Ethernet, vì bạn cần phải thay đổi cài đăt một chút thì wifi mới hoạt động được. Để cải tiến wifi, bạn sẽ phải tốn một khoản tiền để mua driver madwwifi. Biện pháp tốt nhất để sử dụng wifi (khi đã kết nối máy vào Ethernet) là cài đặt một module hỗ trợ, thực hiện như sau:

apt-get update apt-get install module-assistant m-a prepare m-a auto-install madwifi 

Sau đó khởi động lại netbook và ban đã có thể sử dụng wifi.

10. Fedora

Fedora khá phù hợp cho netbook (tùy thuộc vào cấu hình máy). Với dòng PC Eee 70x và Aspire của Acer, Fedora hoạt động rất ổn định. Tuy nhiên với dòng PC Eee 9x/1000 thì có một số vấn đề phát sinh với Fedora. Một trong những nhược điểm rất dễ nhận thấy của Fedora khi chạy trên netbook là thời gian khởi động khá lâu. So với các bản phân phối trên, Fedora khởi động chậm nhất. Nhưng khi đã hoàn thành khởi động, bạn sẽ thấy nó cũng đáng để sử dụng.

Theo Quantrimang




CÁC TIN KHÁC

• “Make up” cho Windows 7 với theme ẩn sẵn có (12/08/2009)
• Ghi đĩa CD không cần cài đặt chương trình ghi đĩa (10/08/2009)
• Dồn ổ cứng tự động (08/08/2009)
• 7 bước kiểm tra Laptop mới trước khi sử dụng (08/08/2009)
• Chèn Video, Flash, Nhạc vào trong Powerpoint (05/08/2009)
• Di chuyển chuột bằng các phím số trên bàn phím (05/08/2009)
• Chia sẻ máy in trong mạng Lan (05/08/2009)
• Thêm các Menu con trong Menu Start (24/07/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd