Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lo ngại rằng nếu kế hoạch được thông qua, nó sẽ trở thành bản kế hoạch chi tiết cho sự chia cắt mạng toàn cầu. Một số chuyên gia cho rằng, với việc này, chỉ có những người nhiều trả nhiều tiền nhất mới có thể có hiệu năng truy cập internet tốt nhất.
Có người còn bi quan hơn và gọi đó như là kịch bản "ngày tận thế", "đánh dấu sự kết thúc của internet".
Josh Silver, chủ tịch của Free Press - một tổ chức cải cách phương tiện truyền thông nhóm đã viết một bài trên tờ Huffington Post cảnh báo: "Kể từ khi khởi đầu, internet luôn là một sân chơi bình đẳng cho phép tất cả các dữ liệu được di chuyển với một tốc độ như nhau, cho dù đó là thông tin của ABC News hoặc trang blog cá nhân của ai đó. Đó không chỉ là tương lai của Internet mà còn của cả truyền hình, phát thanh và truyền thông tư nhân”.
Ông Gigi Sohn, chủ tịch của Public Knowledge (1 tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của tài nguyên số) cho biết: Thỏa thuận giữa Verizon và Google về việc làm thế nào để quản lý lưu lượng lưu thông trên internet là vô cùng đáng tiếc và vô nghĩa.
"Số phận của internet là quá vĩ mô để có thể được quyết định bởi các cuộc đàm phán liên quan đến hai công ty" – ông Gigi Sohn cho biết thêm.
Về phía Google, ông Eric Schmidt - Giám đốc điều hành cho hay công ty đã có cuộc nói chuyện với Verizon trong một thời gian dài và nỗ lực để đạt được một thỏa thuận về việc định nghĩa thế nào là “luật trung lập” trên internet.
Các tin tức thỏa thuận giữa Google và Verizon mặc dù còn chưa rõ ràng nhưng đã được đưa ra ngay trước khi cuộc hội đàm cấp cao tại Mỹ về quy định trên internet.
Đầu năm nay, công ty cung cấp internet Comcast bị phạt do làm chậm tốc độ kết nối của những khách hàng tải về quá nhiều thông tin, mặc dù sau đó bản án đã bị tạm ngưng.
Theo VietNamNet