IP:18.218.221.126

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Google sẽ xóa toàn bộ sách của EU
08/09/2009 08:47 PM

Sau khi châu Âu có đơn khiếu kiện về bản quyền sách số, ngày 7/9, Google đã tuyên bố sẽ xóa hết số sách có nguồn gốc từ châu Âu khỏi thư viện của mình.

Pháp sẽ đâm đơn phản đối Google về sách số 

Nhiều nhà văn Canada tiếp tục kiện Google

 Như vậy bản thỏa thuận giữa Google và các nhà xuất bản châu Âu có giá trị lên tới 125 triệu USD đã bị phá sản. Trong số sách này có những cuốn được quét từ sách không được tái xuất bản hoặc thất lạc tác giả.

Sự nhượng bộ này xuất phát từ sự phản đối của các tác giả và các nhà xuất bản châu Âu. Họ không muốn công cụ tìm kiếm quét toàn bộ số sách có bản quyền khi chưa xin phép họ.

Theo như tuyên bố của Google, những cuốn sách “không còn giá trị” đối với độc giả Mỹ nhưng vẫn có mặt tại thị trường châu Âu giờ đây sẽ không có trong danh mục sách tại thư viện Google, trừ khi có tác giả muốn tham gia.

Tại Mỹ, Google đã đạt thỏa thuận với các nhà xuất bản trong việc quét và đưa những cuốn sách không có bản quyền hoặc không được xuất bản nữa vào thư viện trực tuyến. Cũng bởi điều khoản về bản quyền quá phức tạp nên bản thỏa thuận này chỉ áp dụng tại Mỹ.

Theo Anna Bergman, thành viên thuộc Liên đoàn xuất bản châu Âu (FEP), trước đó Google đã cân nhắc để đưa những cuốn sách có nguồn gốc châu Âu không còn tái xuất bản hoặc chưa bao giờ được xuất bản tại Mỹ gia nhập vào đội quân “sách ảo” của mình.

“Hành động này rất đúng đắn, nhưng vẫn chưa thể giúp các tác giả có một giấc ngủ bình yên”, Jessica Saenger, thành viên thuộc Hiệp hội kinh doanh sách phát hành sách tại Đức cho biết.

Để xoa dịu nỗi lo của người châu Âu, Google đã hứa sẽ cử hai đại diện không mang quốc tịch Mỹ tham gia vào ban thẩm đoàn thuộc Tổ chức đăng ký bản quyền sách do Hiệp hội các tác giả Mỹ và Google thành lập. Ban thẩm đoàn sẽ tham gia vào vụ dàn xếp pháp lý Mỹ về dự án thư viện trực tuyến gây tranh cãi của Google. Một trong những nhiệm vụ chính của họ đó là tìm lại tác giả của những cuốn sách không được tái xuất bản mà Google đã sử dụng và phân phối lại các khoản lợi nhuận kiếm được từ hệ thống tra cứu sách.

Google cảm thấy cần phải làm rõ vị trí của mình tại châu Âu sau khi có quá nhiều đơn kiện, đặc biệt từ các nhà xuất bản Đức. Các nhà xuất bản này đã đệ đơn lên Tòa tối cao Mỹ sau khi biết tin Google đã đạt được thỏa thuận vào tháng 10/2008.

Dan Clancy, chủ nhiệm dự án sách điện tử của Google cho rằng, nhiều người châu Âu có liên quan tới vụ kiện đã sẵn sàng ký vào bản thỏa thuận và khuyên những người kiểm soát bản quyền nên để đầu óc thoải mái. Google chỉ muốn giúp các tác giả kiếm tiền trên những quyển sách không còn được tái xuất bản của họ.

James Click, một trong những tác giả đầu tiên kiện Google nhận định, sự dàn xếp của tòa tối cao Mỹ có lợi cho các nhà văn. Tác giả sẽ vẫn nắm mọi quyền lợi đối với tác phẩm của mình và Google chỉ đóng vai trò tạo thị trường cho những cuốn sách không còn được các nhà xuất bản quan tâm nữa mà thôi. Click cũng nói thêm rằng, 63% lợi nhuận Google kiếm được từ việc bán sách trực tuyến và bán quảng cáo là của các tác giả.

Jim Killock thuộc nhóm Open Rights, nhóm vận động hành lang đấu tranh cho các thư viện trực tuyến nhận xét, bản quyền chính là hàng rào cản trở các hoạt động mang tính thương mại và học thuật. Châu Âu dường như đang bị tụt hậu so với Hoa Kỳ. Không có giấy phép của EU, một số tác giả châu Âu sẽ không được hưởng quyền lợi từ thư viện trực tuyến, ông nhấn mạnh.

Cũng bởi luật chống bản quyền mà một thương vụ tương tự liên quan đến số sách không có tác giả đã thất bại tại châu Âu, Ủy ban châu Âu thừa nhận. Nhận thức được vấn đề, gần đây EU đã thay đổi một số điều khoản nhằm tạo điều kiện cho việc số hóa các tác phẩm tại châu Âu. Có những tác phẩm không có tác giả nhưng vẫn có người giữ bản quyền nhưng khả năng xác định người giữ bản quyền là rất khó.

Cả Viviane Reding, Cao ủy Thông tin và Charlie McCreevy, ủy viên Hội đồng thị trường nội địa đều cho rằng châu Âu cần thay đổi thể chế về luật bản quyền nhằm tạo ra một khuôn khổ luật pháp tương tự với Mỹ.

Các tác phẩm không xác định được tác giả và không được tái xuất bản có mặt tại 90% các thư viện châu Âu. Số sách này cần được thu hồi và tái sinh.

Theo ITCNews




CÁC TIN KHÁC

• Pháp sẽ đâm đơn phản đối Google về sách số (08/09/2009)
• Châu Âu cần sửa luật bản quyền vì Internet (08/09/2009)
• Lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên IIS (06/09/2009)
• Phát hiện lỗ hổng nguy hiểm trong dịch vụ FTP của Microsoft IIS (05/09/2009)
• Nhiều nhà văn Canada tiếp tục kiện Google (05/09/2009)
• 5 lý do XP sẽ “sống khoẻ” trước Windows 7 (04/09/2009)
• Máy chủ web ISS có thể bị đánh sập (04/09/2009)
• Symantec thất thế sau bài test bảo mật của Virus Bulletin (04/09/2009)
• Ai sẽ tiêu diệt “quái vật” Google? (04/09/2009)
• Người dùng Skype có thể bị nghe lén (03/09/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd