IP:3.133.159.49

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Nhiều nhà văn Canada tiếp tục kiện Google
05/09/2009 07:00 AM

Google sẽ trả 60 USD cho mỗi cuốn sách sử dụng tại thư viện Google nhưng nhiều tác giả vẫn phản đối việc số hóa các tác phẩm.

 

Google có một khẩu hiệu đậm chất tham vọng khiến người ta phải thán phục, đó là: “Tổ chức lại hệ thống thông tin toàn cầu và khiến hệ thống hữu ích này trở nên phổ biến”.

Vẫn trên tinh thần đó, năm 2004, người khổng lồ đã giới thiệu một hệ thống mang tên “Công cụ tìm kiếm sách Google”. Hệ thống này như một bản liệt kê toàn bộ danh mục sách trên thế giới đã được nâng cấp và trở thành bộ sưu tập số hóa tại một số thư viện và các trường đại học, trong đó có hai trường đại học danh tiếng Oxford và Havard. Người dùng được phép tra cứu sách tại thư viện trực tuyến lớn nhất thế giới và có thể đọc một phần hay toàn bộ cuốn sách tùy theo nhu cầu. Từ 7 đến 10 triệu đầu sách được đưa vào thư viện trực tuyến này.

Vấn đề duy nhất chưa được giải quyết, đó là Google không nhận được sự cho phép từ những người sở hữu bản quyền các cuốn sách. Kiện cáo tranh chấp và đàm phán kéo dài suốt mấy năm trời cuối cùng cũng dẫn đến một cuộc hòa giải vào tháng 10 tới. Tác giả, nhà xuất bản, cơ quan phát hành sách và luật sư đã tốn công sức cả một năm để thảo ra một bản thỏa thuận phức tạp cũng như cố gắng giải thích ý nghĩa của bản thỏa thuận đó.

Katherine Gordon, một người thuộc nhóm tác giả Canada dẫn đầu phe chống đối, không chịu hòa giải với Google lên tiếng: “Nếu một kẻ hoàn toàn lạ mặt tới lấy xe của bạn khi bạn chưa cho phép và phóng đi mất thì bạn sẽ gọi hành động đó là gì? Đó chính là hành động ăn cắp, việc này chẳng khác mấy so với hành động của Google”.

Hôm 1/9, Gordon và một số tác giả người Canada đã phát động chiến dịch trực tuyến phản đối hòa giải với Google. Họ gọi người khổng lồ là kẻ coi thường luật bản quyền của Canada và buộc tội Google đã đẩy các tác giả vào bóng tối, khiến “hàng triệu tác giả chưa ý thức được về quyền lợi của mình bị tổn thương nặng nề”.

Không chỉ Hội nhà văn Quốc gia Canada mà Hiệp hội nhà văn nhà báo Hoa Kỳ, Chính phủ Đức, Amazone, Yahoo và Microsoft cũng gia nhập nhóm phải đối có tên Liên minh sách (Open Book Alliance) với mục đích chống lại Google và Hiệp hội các nhà xuất bản Mỹ cũng như lật đổ kế hoạch độc quyền truy cập và kinh doanh kho sách kỹ thuật số lớn nhất thế giới của Hiệp hội các Tác giả (Authors’ Guild).

Tòa tối cao Mỹ sẽ phán xét cuộc hòa giải vào ngày 7/10 tại NewYork. Hơn thế nữa, dù vụ tranh chấp có được hòa giải hay không thì đến tháng 4/2011, các tác giả mới có quyền yêu cầu Google gỡ tác phẩm của họ khỏi thư viện điện tử này. Những tác giả nào đồng ý đưa sách của họ vào thư viện điện tử của Google sẽ được trả 60 USD cho mỗi tác phẩm.

Helen Heller, một người làm việc tại Công ty phát hành sách có trụ sở tại Toronto cho biết cô đã “miễn cưỡng” khuyến khích các tác giả chấp thuận bản hợp đồng dù cô không hề muốn họ làm như vậy. “Tôi không hề cảm thấy thoải mái khi đề nghị các tác giả của tôi ký vào bản thỏa thuận, có rất nhiều người phản đối”.

Ngày 1/9, công ty kinh doanh sách trực tuyến Amazon.com đã kháng cáo và cho rằng bản thỏa thuận này chống lại luật chống độc quyền và cạnh tranh bởi vô hình chung nó đã tiếp tay cho Google trong việc sử dụng và khai thác độc quyền hàng triệu tác phẩm đã có bản quyền.

Theo như bản thỏa thuận, nhà xuất bản và những tác giả đồng ý đưa sách của mình vào thư viện sẽ được 63% doanh thu. Theo Facebook, tác giả Stuart Ross không ký vào bản thỏa thuận và ông sẽ tiếp tục kiện Google bởi “Chỉ với 60 USD mà họ có thể sử dụng thoải mái các tác phẩm của tôi quả là một điều xỉ nhục. Tôi không giàn xếp với Google và tôi cũng không tham gia bất cứ một cuộc đàm phán nào với họ”.

Tác giả của một trong những cuốn sách bán chạy nhất Linwood Barclay cho biết, “mỗi lần cố đọc bản thỏa thuận dài 385 trang giấy của Google, hai con mắt của tôi như đờ ra, tôi vẫn ký vào bản thỏa thuận nhưng thực chất tôi không có đủ thời gian và sức lực để ngồi cân nhắc thận trọng xem nên tán thành hay phản đối bản thỏa thuận này”.

Không hề có bất cứ một lời nhận xét nào phát ngôn từ phía Hiệp hội nhà Văn Canada, tuy nhiên trên mục giải đáp thắc mắc của website vẫn xuất hiện dòng chữ: “Chấp nhận bản thỏa thuận là một lựa chọn khôn ngoan”.

Gordon thừa nhận rằng các tác giả sẽ nhận được quyền lợi từ bản thỏa thuận, nhưng cô vẫn không chấp nhận lập luận những gì Google đang làm chỉ để cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn.

“Khi tôi nghe thấy một tập đoàn lớn mạnh tuyên bố tạo điều kiện cho người dân, tôi luôn luôn cảnh giác bởi chẳng có công ty nào dại đến mức biếu tiền cho người khác, họ chỉ tìm cách kiếm thêm thật nhiều tiền. Tôi sẽ khuyên bất cứ ai chấp nhận bản thỏa thuận rằng: Hãy cảnh giác với số tiền anh nhận được”.

Một số cá nhân tin rằng cơ hội dành cho Google là quá mỏng manh. Google sẽ còn tiếp tục bị “soi” trong những năm tiếp theo dù quy mô và tầm ảnh hưởng của nó khiến nhiều người nể sợ.

Theo ICTnews/ National Post




CÁC TIN KHÁC

• 5 lý do XP sẽ “sống khoẻ” trước Windows 7 (04/09/2009)
• Máy chủ web ISS có thể bị đánh sập (04/09/2009)
• Symantec thất thế sau bài test bảo mật của Virus Bulletin (04/09/2009)
• Ai sẽ tiêu diệt “quái vật” Google? (04/09/2009)
• Người dùng Skype có thể bị nghe lén (03/09/2009)
• Bát nháo 'chợ' Rapidshare (03/09/2009)
• Microsoft cho tải miễn phí Windows 7 Enterprise (03/09/2009)
• Ebay tuyên bố đã bán Skype (02/09/2009)
• Snow Leopard khó so tài với Windows 7 (01/09/2009)
• Điểm nổi bật của Windows 7 (01/09/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd