IP:18.217.228.195

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Nhầm lẫn đến duy ý chí
23/09/2009 07:28 AM

Không hiểu sao lại rùm beng cái chuyện “kinh tế trí thức phải có nhiều là trí thức“ và cũng từ đó, trong tiêu chí sắp xếp cán bộ người ta lại đưa TS. Thạc sỹ vào diện “ưu tiên xét chọn”?

Cần tiến sĩ "lòng tin của nhân dân"

Khái niệm "tiến sĩ" đã bị hiểu sai

Thành tiến sĩ chỉ sau một đêm

Vào những năm ta đang “gạo không có phải ăn bo bo” trên các phương tiện thông tin đại chúng lại xuất hiện cụm từ “kinh tế trí thức”. Tới những năm 1989-1991 chẳng hiểu sao lại có quyết định bỏ học vị Phó TS.

Thế là chỉ sau chỉ có một đêm hàng ngàn phó TS bỗng dưng trở thành TS. Ở trong nước đã từng có phong trào làm TS “đặc cách”.

Tôi cũng không hiểu sao người ta lại rùm beng cái chuyện “kinh tế trí thức phải có nhiều là trí thức “ và cũng từ đó (khoảng năm 1991-1997) trong tiêu chí sắp xếp cán bộ người ta lại đưa TS. Thạc sỹ (ThS) vào diện “ưu tiên xét chọn”? Sau đó báo chí lại một phen rùm beng lên án nhiều TS - chỉ là TS “giấy; Phó TS không bằng phó Mộc, Phó Nề… Thực tế có thể cho thấy dư luận phần nào đó đã đúng.

Trước thập niên 2000, sau gần chục năm mở cửa “đổi mới tư duy“ nước ta vẫn nghèo, GDP chưa tới 400USD/người/năm. Oái ăm thay khi nhắc về một nhân vật nào đó, các phương tiện thông tin đại chúng thường cứ phải chua hàng hàng chữ ông này ông nọ là TS, Ths - PGS, GS… Tôi xin có chính kiến về vấn đề này một cách logic, với ý thức xây dựng thế này: Hãy nhớ lại rằng, đã một thời người ta định nghĩa:

- Kỹ sư - người tra sách
- PTS - biết phương pháp là tổng hợp, nghiên cứu một vấn đế KH (cơ bản, KHKT, KHXH)
- TS - biết phương pháp là tổng hợp, nghiên cứu một vấn đế KH (cơ bản, KHKT, KHXH... ) và có sáng tạo cái mới.
- SV tốt nghiệp đại học có bằng đỏ (loại ưu) thì mới được làm tiếp PTS. Quá 35 tuổi miễn đi làm PTS.

Cái giá của tư duy ấu trĩ 

Tôi chỉ có bằng cử nhân về KHK, biết 04 ngoại ngữ đã đi tu nghiệp ở Nga, Trung quốc. Theo quan điểm của tôi: “Đã có bằng TS, Ths thì đừng có dốt hơn cử nhân cùng ngành nghề đào tạo". Ai cũng biết đào tạo TS Ths là để làm công tác nghiên cứu khoa ở các Viện, Trung tâm (KHKT, KHXH, KHCB) và làm công tác giảng dạy ở Học viện, nhà trường. Trong khoa học thì khoa học quản lý mà trong đó khoa học quản lý con người là khó nhất.

Quản lý một tập thể nhỏ mà không quản lý tốt thì làm sao quản lý tập thể lớn hơn được? Nếu ai đó đã từng nghĩ, từng nói rằng chỉ có TS, Ths mới có suy nghĩ sáng tạo, đột phá là duy ý chí, là phản khoa học. Hãy nhớ rằng Bill Gate chưa có bằng đại học vậy mà ông ấy đã có tư duy đột phá vào loại nhất thế giới ở thế kỷ 20, 21 này!? Thực tế đã cho thấy ở đâu quá coi trọng bằng cấp TS, Ths trong việc sử dụng con người sẽ phải trả rất đắt cho sự “lạc hậu, trì trệ, chậm phát triển“.

Đã 23 năm đất nước mở cửa, gần 35 năm thống nhất đất nước, cho dù GDP đã đạt xấp xỉ gần 1.000USD/người/năm nhưng chúng ta vẫn là một nước chưa giàu. Một bộ phận dân đã “giàu“ nhưng đất nước vẫn chưa “mạnh”. Những người có bằng (thật-giả) TS, Ths nghĩ gì về thực trạng, vị thế của nước ta hiện nay?

Nếu ai đó là TS, ThS mà có lòng tự tôn dân tộc khi nghe Ông đại sứ Nhật Bản phát biểu tại buổi Hội thảo về “phát triển, hợp tác kinh tế Việt - Nhật về sản xuất các thiết bị phụ trợ ” ngày 03-04/4/2009 tại Hà Nội rằng “Việt Nam các bạn mới sản xuất được thùng catton” sẽ cảm thấy rất đau lòng và họ biết sẽ phải làm gì.

Dường như ta đã quá nhầm lẫn đến duy ý chí về người có bằng TS, Ths với người có trình độ tư duy là TS, Ths. Không có gì phải bàn cãi, muốn đất nước phát triển triển không chỉ có cải cách về giáo dục đào tạo mà còn phải cải cách mạnh mẽ về tư duy, về chính sách, phương cách sử dụng người tài. Bằng cấp không có lỗi, và người tài không phải chỉ là người có bằng TS, Ths.

Hãy bắt đầu tư duy lại từ việc giảm bớt việc giới thiệu thái quá học vị học hàm của một ai đó và nhanh chóng phổ cập chức danh Kỹ sư trưởng, Tổng công trình sư trong tất cả các ngành khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ.

Theo TuanVietNam




CÁC TIN KHÁC

• Cần tiến sĩ "lòng tin của nhân dân" (22/09/2009)
• Khái niệm "tiến sĩ" đã bị hiểu sai (21/09/2009)
• 'Điều thần kỳ' trong cải cách giáo dục ở Bulgaria (19/09/2009)
• Lớp trưởng... kiểu Đức (18/09/2009)
• Học ngoại ngữ để... thu nhập cao (18/09/2009)
• Giáo dục Đức: Cách ươm mầm cho tiến bộ xã hội (18/09/2009)
• Đồng tiền đi trước! (17/09/2009)
• Ở quốc gia không có khái niệm trường top (16/09/2009)
• Thờ ơ phân luồng, loay hoay giải pháp (15/09/2009)
• Đi học trên mạng xã hội (14/09/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd