IP:3.22.130.228

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Phỏng vấn xin việc: Bản lĩnh hay những màn “khua môi múa mép”?
11/01/2010 09:29 AM

Phỏng vấn luôn là một vòng khó khăn đối với những người trẻ trên hành trình đi tìm một công viêc tốt. Bởi bản lĩnh thực sự và những “màn khua môi mua mép” vẫn là con dao hai lưỡi trong cách nói của những người đi tuyển dụng.

Ngoài những gì được học và đào tạo, những sinh viên mới ra trường cần có thêm rất nhiều yếu tố khác. Sự am hiểu về nghề, hiểu biết về vị trí cần tuyển dụng, kinh nghiệm luôn là những đòi hỏi tất yếu. Song, tất cả những điều đó có được thể hiện hết ra và thu hút được nhà tuyển dụng hay không, những bạn trẻ đi xin việc lại cần có một kĩ năng khác, quan trọng hơn - khả năng giao tiếp thực sự để thuyết phục nhà tuyển dụng.

 
Phỏng vấn là một phần quan trọng trong tuyển dụng nhưng người chiến thắng đôi khi chưa hẳn 
là kẻ bản lĩnh thực sự mà nhờ những màn khua môi múa mép

Thi tuyển để lựa chọn tài năng, là hình thức mà hầu hết những doanh nghiệp chuyên nghiệp đều dùng, nhưng không phải là tất cả. Chỉ riêng hình thức phỏng vấn, đối thoại trực tiếp, là mẫu số chung trong các bước tiến hành tuyển dụng của tất cả những doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực.

Song, cũng tại bước này, biết bao vấn đề đã nảy sinh. Có những người có tài năng và phù hợp với nghề, muốn đem sức mình phục vụ, chưa chắc đã “qua”, ngược lại, số khác, chỉ một chút thôi tất cả những thứ ấy, nhưng lại qua rất dễ dàng, vì những gì họ thuyết phục được nhà tuyển dụng.

Nơi “tiếng nói lên ngôi”…

Dũng, một sinh viên tốt nghiệp Khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV Hà Nội, năng động và hiểu biết. Ngoại hình ưa nhìn, và nụ cười luôn thường trực, Dũng khiến mọi người trong công ty thực sự ấn tượng. Khi bước vào phòng phỏng vấn, cậu nhanh chóng đưa tay ra chứng tỏ bản lĩnh và sự chủ động của mình. Vì thế, Dũng dễ lọt vào “con mắt” xanh của nhà tuyển dụng.

Nhờ tài ăn nói, và khả năng thuyết phục người đối diện, Dũng đã trả lời hết tất cả những hỏi phỏng vấn không một chút khó khăn nào. Thậm chí, cậu ta còn đưa ra rất nhiều ý tưởng và những mong muốn được đóng góp được cống hiến, được góp phần đưa doanh nghiệp đi lên. Và tất nhiên, không mất quá nhiều thời gian, Dũng đã dánh bại các đối thủ khác để trúng tuyển vào vị trí tuyển dụng duy nhất tại thời điểm này của một công ty truyền thông.

Cũng như Dũng, Trang, một sinh viên khoa Văn trường này đi phỏng vấn ở một công ty không chuyên về báo chí. Tuy không phải là dân trong nghề, nhưng cô lại yêu thích nghề báo, và đã từng làm việc ở một công ty truyền thông trong một thời gian khá dài.

Được một người bạn giới thiệu, cô đến một doanh nghiệp về lĩnh vực Công nghệ thông tin để tuyển dụng vào vị trí PR. Vòng phỏng vấn trải qua 2 bước. Đầu tiên, cô phải vượt qua những câu hỏi từ phía trưởng phòng nhân sự, và sau đó là phía trưởng phòng Marketting - truyền thông. Ở lượt thứ nhất, cô vượt qua dễ dàng vì những câu hỏi đó đã trở nên quen thuộc và khá phổ biến trong tất cả các vòng phỏng vấn ở hầu hết các công ty.

Đến lượt thứ hai, mọi thứ lại không dễ dàng.

... và “bị chối từ"

Không được đào tạo chính quy về nghề báo, nên những gì mà Trang có đều là tự học từ bạn bè và từ kinh nghiệm đi làm “trái nghề”, nhưng cô có đam mê và muốn làm hêt sức mình vì công việc.

Đi phỏng vấn, Trang không thao thao bất tuyệt những gì vượt quá khả năng của mình, mà rất thành thật với nhà tuyển dụng những gì mình không mạnh.

Khi được hỏi: “Em có biết nhiều về tổ chức sự kiện không, nếu phải tổ chức một sự kiện nào đó, em có làm được không?”. Cô đã không ngần ngại trả lời ngay: “Đây là việc rất khó, ngay cả dân trong nghề cũng không dễ gì thành công ngay buổi đầu tiên, mà em chưa bao giờ làm, nên em nghĩ là em sẽ không làm được tốt, thậm chí là sẽ có sai sót, nếu được giao phó ngay khi được tuyển dụng, nhưng em sẽ cố gắng, và tận dụng hết ưu thế của mình và những mối quan hệ mà mình có được, để làm tốt công việc và học hỏi cho những lần sau".

Nghĩ sao nói vậy, nên cô thành thực chia sẻ, nhưng câu trả lời không làm hài lòng người phỏng vấn. Anh ta phản pháo lại cô: Tại sao em đi phỏng vân mà lại nói là em không làm được, em đang đi tuyển dụng cơ mà. Đáng lẽ em phải nói là em sẽ làm được chứ?

“Vâng! Anh, nhưng tự tin quá cũng không tốt, nếu em không làm được mà bảo mình làm được, sẽ không hay”.

Và tất nhiên, với những kiểu trả lời như thế, cô đã không thể đi tiếp.

Bản lĩnh hay "khua môi múa mép"

Và với sự ‘thành thật” của mình, Trang cũng không mấy may mắn cho những lần phỏng vấn sau. Vẫn chưa có nhà tuyển dụng nào thực sự cho cô một cơ hội. Dù rằng chưa biết, cô có bản lĩnh hay làm được việc hay không, nhưng chỉ riêng câu nói “em không/chưa làm được” một việc rất nhỏ trong hàng núi việc của một nhân viên thôi, cũng đã buộc cô phải dừng lại.

Còn Dũng, cậu ta rất dễ dàng vượt qua những vòng phỏng vấn kiểu này. Nhưng khi đã đặt chân vào, cậu ta lại không thể hiện được những gì đã nói. Không thật sự muốn cống hiến hết mình, cậu ta an tâm với chỗ ngồi đã có và hời hợt với công việc ngay cả trong thời gian thử việc. Điều này thể hiện rất rõ trong sản phẩm và thái độ làm việc của cậu ta. Kết quả là sau 2 tháng thử việc, Dũng đã bị out.

Vẫn biết, các doanh nghiệp thực hiện mỗi vòng phỏng vấn là để lựa chọn một cách tốt nhất những nhân viên ưu tú và thực sự có khả năng. Cũng biết, họ muốn những người tự tin và tỏ rõ làm được việc, thông qua trực tiếp đối thoại. Nhưng không phải ai cũng thể hiện được tất cả những điều ấy và không phải ai cũng có "khả năng nói” để chứng tỏ bản lĩnh của mình. Nhiều người, chỉ đến khi bắt tay vào công việc thực sự, sự bản lĩnh, tự tin và độ phù hợp với nghề của họ mới được phát huy cao nhất. Nhưng rất tiếc, số ít như họ, vẫn đang phải dừng lại, ở vòng ngoài.

Và dĩ nhiên, vì lẽ đó, những vòng phỏng vấn luôn là một vòng thực sự khó, nhất là với những người trẻ thiếu kinh nghiệm. Bởi bản thực sự và những "màn khua môi mua mép” vẫn là con dao hai lưỡi trong cách nói của những người đi tuyển dụng.

Theo VnMedia




CÁC TIN KHÁC

• Người thành công phản ứng với thất bại thế nào? (23/12/2009)
• Biết mình muốn gì (19/12/2009)
• Dạy con thành người... bình thường (18/12/2009)
• Từ bài văn tả cây hồng... (11/12/2009)
• 10 bí quyết thành công cho sinh viên kỹ thuật (10/12/2009)
• Sinh viên và những vất vả thời hội nhập (08/12/2009)
• Dạy con học, khó quá! (05/12/2009)
• Học để biết hay học để làm (26/11/2009)
• Khi đoàn kiểm tra đến (21/11/2009)
• Quan hệ thầy trò (20/11/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd