IP:18.191.42.234

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Cảnh báo đầu tiên về mã độc ẩn trong tệp tin .zip
17/04/2010 07:37 AM

Các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện ra những lỗ hổng trong các định dạng tệp tin thông thường, gồm .zip. Các định dạng này có thể được sử dụng để lẩn trốn sự phát hiện của các phần mềm diệt virus và chuyển mã độc vào máy tính của nạn nhân.

 Theo Mario Vuksan chủ tịch hãng ReversingLabs, 8 lỗ hổng đã được phát hiện trên các tệp tin .zip (Microsoft Office hỗ trợ), cùng với 7 lỗ hổng khác trên định dạng .7zip, .rar, .cab và .gzip. Các lỗ hổng đó có thể được kẻ tấn công sử dụng để giấu mã độc nhằm qua mắt các phần mềm diệt virus. Chúng sẽ được đính kèm vào email mà các phần mềm diệt virus khó có thể phát hiện ra được.

Tệp tin sẽ được sử dụng thẳng qua Gmail hay Hotmail vì chúng là một định dạng đáng tin cậy. Phần mềm diệt virus không thể phát hiện phần ẩn độc hại bên trong các định dạng đó. Mỗi lần tệp tin được mở, mã độc sẽ xâm nhập vào hệ thống.

Vuksan cho biết, ông và các nhà nghiên cứu khác đã thông báo hiện tượng này tới các hãng sản xuất phần mềm diệt virus và các bảo mật khác để họ có thể cập nhật cho sản phẩm bán ra. Phát hiện này cũng sẽ được ông và hai đối tác khác trình bày tại Hội nghị bảo mật Black Hat Europe ở Barcelona vào ngày hôm nay (15/4).

Ông cũng dự kiến phát hành một công cụ có tên gọi NyxEngine để các công ty có thể sử dụng quét các tệp tin trên mạng đối với các thuộc tính đang nghi vấn và có thể tìm ra mã độc ẩn giấu trong đó.

Ngoài việc được sử dụng để tấn công máy tính, các lỗ hổng này có thể được sử dụng để giấu các tin nhắn bí mật vào trong các tệp tin tưởng như vô hại khác. Điển hình là chúng có thể ẩn giấu trong các hình ảnh và ảnh chụp khi gửi đi.

Theo VnMedia




CÁC TIN KHÁC

• Bản cập nhật tháng 4 của Microsoft bao gồm 11 miếng vá (16/04/2010)
• Máy tính bảng Google sắp hất cổ iPad? (16/04/2010)
• Norton360 ver.4.0: Xứng danh vệ sỹ (16/04/2010)
• iPad thành công trên “vết lầy” của Microsoft (16/04/2010)
• "Bảng cáo phó" cho mạng xã hội Bebo (15/04/2010)
• Mối nguy spam từ các địa chỉ Gmail giả (15/04/2010)
• Google hỗ trợ và phát triển bộ mã TheorARM (15/04/2010)
• Lại thêm lỗi trong Java có thể dẫn đến bị tấn công (15/04/2010)
• Bebo sẽ còn hay mất? (14/04/2010)
• "Loạn" thiết bị USB 3G kết nối Internet (14/04/2010)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd