Ảnh minh hoạ
Giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ trai cần đạt chiều dài: 67,6 cm và 7,9 kg cân nặng; bé gái là 65,7 cm và 7,3 kg.
1 tuổi, bé trai: 75,7 cm và 9,6 kg; bé gái: 74 cm và 8,9 kg.
Khi 18 tháng tuổi bé trai: 82,3 cm và 10,9 kg; bé gái: 80,7 cm và 10,2 kg.
Đến 24 tháng tuổi (2 tuổi), bé trai: 87,8 cm và 12,2 kg; bé gái: 86,4 cm và 11,5 kg.
36 tháng tuổi (3 tuổi), bé trai: 96,1 cm và 14,3 kg; bé gái: 95,1 cm và 13,9 kg.
42 tháng tuổi, bé trai: 99,9 cm và 15,3 kg; bé gái: 99 cm và 15 kg.
48 tháng tuổi (4 tuổi): bé trai: 103,3 cm và 16,3 kg; bé gái: 102,7 cm và 16,1 kg.
54 tháng tuổi, bé trai: 106,3 cm và 17,3 kg; bé gái: 106,2 cm và 17,2 kg.
60 tháng tuổi (5 tuổi), bé trai: 110 cm và 18,3 kg; bé gái: 109,4 cm và 18,2 kg.
GS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa VN cho biết, khuyến nghị chuẩn tăng trưởng của WHO được công bố dựa trên nghiên cứu tăng trưởng của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, được ăn bổ sung, được chăm sóc tốt của trẻ từ 0- 5 tuổi ở nhiều quốc gia. Nếu những đứa trẻ không đạt được các tiêu chuẩn như khuyến nghị trên thì nguy cơ khi trưởng thành là người thấp bé nhẹ cân sẽ rất lớn.
Theo GS Nhạn, nhưng năm gần đây mức độ tăng trưởng của trẻ em tăng nhanh chóng; tuy nhiên, việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền, nhất là thành thị và nông nông. Phổ biến nhất là trong bát bột của trẻ em nông thôn đang thiếu các chất như: dầu, mỡ, rau, nhưng ngược lại trẻ em thành phố lại ăn quá nhiều thịt, bánh ngọt và các chất béo khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em. Trong đó, báo động là tình trạng béo phì ở trẻ em Hà Nội là 7,9% và TP.HCM là 22,7%.
Theo SKCĐ
CÁC TIN KHÁC
|