IP:3.144.117.164

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Người lớn thiếu giáo dục để làm cha, làm mẹ
08/09/2009 07:17 AM

Sau vụ bé Hảo ở Bình Phước bị cha mẹ cắt gân chân, dư luận lên tiếng mạnh mẽ về vai trò mờ nhạt của các hội cũng như việc cần thiết giáo dục lại các bậc phụ huynh lộng quyền với con cái.

 Gần đây nhất, vụ việc người cha hành hạ cháu Thảo phải cấp cứu ở bệnh viện TPHCM lại dấy lên câu hỏi: Làm sao ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em, khi những "hung thần" cha mẹ không hề ý thức về thiên chức của mình?

Cha mẹ đang lộng quyền với con cái

Vì sao tội ác mà cha mẹ giáng lên đầu con cái có dấu hiệu ngày càng gia tăng, ở những khía cạnh tàn nhẫn mà khó ai có thể hình dung nổi? TS Trần Thị Giồng nhìn nhận dưới góc độ tâm lý học về điều này như sau: Trong văn hoá VN, vẫn còn đó những suy nghĩ lạc hậu kiểu như cha mẹ có quyền sinh sát với con cái, còn những đứa trẻ không được cãi lời cha mẹ, cho dù họ có sai đi chăng nữa.

Thói quen tâm lý, cha mẹ thiếu giáo dục, cộng thêm gánh nặng kiếm sống, sự mệt mỏi trút lên gia đình đã đẩy đến nạn bạo hành.

Chính vì thế, ngoài việc tăng cường vai trò của truyền thông và các hội, thậm chí cả hội phụ huynh phải can thiệp kịp thời khi sự vụ xảy ra trong nhà trường, thì ngay bây giờ, cần phải giáo dục lại những vị cha mẹ lộng quyền, bạo hành con cái. Họ nên đi học lại những lớp làm cha mẹ, nghe tư vấn, để hiểu bạo hành ảnh hưởng đến tâm lý và nhân cách trẻ về sau như thế nào.

Điều thứ hai là đứa trẻ không biết nói với ai, cũng không có diễn đàn để bày tỏ nỗi đau, chúng chỉ biết câm lặng chịu đựng, nên phải có người nói thay cho chúng. Nên có những chương trình truyền hình với những mục như lắng nghe trẻ nói, thay vì chỉ mẹ nói con nghe, và có chương trình giáo dục trẻ em biết tự bảo vệ mình, liên hệ với những ai khi bị đánh đập, hạ nhục.

Chỉ biết "sốc" thôi chưa đủ

Những cú "sốc" đối với xã hội gần đây dường như chưa đủ mạnh để thúc đẩy sự thay đổi hiệu quả của luật pháp và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Cái ác đã được nhận diện là đang ở mức độ nguy hiểm, nhưng làm sao ngăn chặn thì pháp luật vẫn còn nhiều khoảng trống.

Nhiều luật sư có ý kiến cho rằng: Điều 110 Bộ luật Hình sự về tội hành hạ người khác có quy định, người nào đối xử tàn ác với đối tượng là trẻ em lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ từ một năm đến ba năm. Đây là mức án quá nhẹ.

Tương tự, khoản 2, điều 17 Nghị định 114/2006/NĐ-CP đã có quy định phạt tiền từ hai triệu đồng đến năm triệu đồng đối với hành vi đánh đập hoặc bạo lực xâm phạm thân thể trẻ em, làm cho đau đớn về thể xác và tinh thần.

Riêng điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (năm 2004) cũng ghi rõ, nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng về thể chất, tinh thần, tình dục, bóc lột thương mại đối với trẻ em. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện, triển khai vẫn còn nhiều hạn chế.

Luật chưa quy định rõ những trường hợp nào, hoặc bạo lực ở mức độ nào thì trẻ em sẽ được cách ly khỏi gia đình hoặc môi trường bị xâm hại; hoặc mức độ nào thì cha mẹ các em bị tước quyền làm cha, làm mẹ nếu bạo hành con cái....

Theo Laodong




CÁC TIN KHÁC

• Cách dạy trẻ của người Mỹ (08/09/2009)
• Chấm dứt đưa ra chỉ tiêu thi đua không có cơ sở (05/09/2009)
• Teen và mạng xã hội đang tạo ra nhiều từ mới (04/09/2009)
• Bộ trưởng Giáo dục: 'Hai năm tới chấm dứt việc đọc-chép' (03/09/2009)
• Giáo viên 2 năm liền không đạt yêu cầu sẽ bị loại khỏi ngành (03/09/2009)
• Đổ xô đi học ''đuổi chữ'' (01/09/2009)
• Đào tạo theo tín chỉ: Vừa làm vừa băn khoăn (31/08/2009)
• Triệt tiêu phương pháp dạy học “đọc - chép” (28/08/2009)
• Nâng cao chất lượng giáo dục: Bắt đầu từ chính sách với đội ngũ giáo viên (27/08/2009)
• Dừng tuyển sinh nhiều ngành liên kết đào tạo sai phạm (27/08/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd