IP:3.145.65.133

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Harvard đánh giá khủng hoảng giáo dục đại học VN
11/09/2009 02:11 PM

Báo cáo trong khuôn khổ Asia Programs của Trường lãnh đạo Kennedy thuộc ĐH Harvard, do hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thực hiện với tựa đề: Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó.

Quy mô của cuộc khủng hoảng

Rất khó để phóng đại tính chất nghiêm trọng của những thách thức đang đặt ra với Việt Nam trong giáo dục đại học - cao đẳng (ĐH - CĐ). Chúng tôi tin rằng nếu không có một sự cải cách khẩn cấp và căn bản đối với hệ thống giáo dục ĐH - CĐ, Việt Nam sẽ không đạt được đúng mức tiềm năng to lớn của mình .

Sự phát triển kinh tế ở Đông Á và Đông Nam Á đã cho thấy quan hệ mật thiết giữa phát triển và giáo dục ĐH - CĐ. Cho dù trong các nước và vùng lãnh thổ thịnh vượng nhất ở khu vực – Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, và gần đây là Trung Quốc - mỗi nơi đều đi theo những con đường phát triển độc đáo, nhưng điểm chung trong thành công của họ là sự theo đuổi nhất quán một nền khoa học và giáo dục ĐH – CĐ chất lượng cao.

Một số nước tương đối kém thành công hơn ở Đông Nam Á – Thái Lan, Philippines và Indonesia - lại là một câu chuyện mang tính cảnh báo. Những nước này nói chung đã không đạt được chất lượng cao trong khoa học và giáo dục ĐH – CĐ và họ đã thất bại trong việc phát triển những nền kinh tế tiến bộ. Đó không phải là một điềm tốt cho tương lai nếu các trường đại học Việt Nam tụt hậu xa so với chính những láng giềng Đông Nam Á không mấy nổi bật của họ.

Việt Nam không có một trường đại học nào có chất lượng được công nhận. Không có một cơ sở nào của Việt Nam có tên trong bất cứ danh sách được sử dụng rộng rãi nào (nếu nhận định trên còn chưa rõ ràng) tập hợp các trường đại học hàng đầu ở châu Á. Về phương diện này thì Việt Nam khác xa với cả những nước Đông Nam Á khác, hầu hết các nước này đều có thể kiêu hãnh về ít nhất một vài cơ sở có đẳng cấp. Các trường đại học Việt Nam phần lớn bị cô lập khỏi các dòng chảy kiến thức quốc tế [2], như những gì thể hiện qua số liệu nghèo nàn tại thống kê dưới đây:

Bài viết được xuất bản trên các tạp chí khoa học năm 2007



Nguồn: Science Citation Index Expanded, Thomson Reuters

Các trường đại học Việt Nam chưa sản sinh được lực lượng lao động có trình độ như đòi hỏi của nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Các cuộc điều tra do các hiệp hội thuộc Chính phủ thực hiện cho thấy khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam không tìm được việc làm đúng chuyên môn, một bằng chứng cho thấy sự thiếu liên kết nghiêm trọng giữa giảng dạy và nhu cầu của thị trường. Với hơn 25% chương trình học ở đại học là dành cho các môn bắt buộc quá nặng về tuyên truyền chính trị, không phải băn khoăn nhiều về việc sinh viên Việt Nam được trang bị rất kém cho cả việc đi làm lẫn việc đi du học.

Có thể lấy việc Intel tìm cách thuê tuyển kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở thành phố HCM làm ví dụ minh hoạ. Khi công ty này thực hiện một cuộc kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn với 2.000 sinh viên CNTT Việt Nam, chỉ có 90 ứng cử viên, nghĩa là 5%, vượt qua cuộc kiểm tra, và trong nhóm này, chỉ có 40 người có đủ trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu tuyển dụng. Intel xác nhận rằng đây là kết quả tệ nhất mà họ từng gặp ở những nước mà họ đầu tư.

Các nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế cũng cho rằng việc thiếu các công nhân và quản lý có kỹ năng là cản trở lớn nhất đối với việc mở rộng sản xuất. Chất lượng nghèo nàn của giáo dục đại học còn có một ngụ ý khác: đối lập với những người cùng thế hệ ở Ấn Độ và Trung Quốc, người Việt Nam thường không thể cạnh tranh được để lọt qua những khe cửa hẹp của các chương trình đại học cao cấp ở Mỹ và châu Âu.

Chỉ số sáng tạo


Nguồn: World Intellectual Property Organization, 2008 Statistical Review

Nguyên nhân khủng hoảng

Di sản lịch sử

Những vấn đề mà Việt Nam đang đối mặt trong giáo dục ĐH – CĐ hiện nay là một phần hậu quả của lịch sử hiện đại của đất nước này. Chế độ thực dân Pháp cai trị Việt Nam từ nửa sau thế kỷ 19 đến tận năm 1945 đầu tư rất ít ỏi vào giáo dục cấp ba, thậm chí là so với các cường quốc thực dân khác. Hậu quả là, Việt Nam đã bỏ lỡ làn sóng cải cách thể chế trong giáo dục ĐH – CĐ tràn qua phần lớn khu vực châu Á đầu thế kỷ 20. Trong giai đoạn này, rất nhiều cơ sở giáo dục ĐH – CĐ hàng đầu của khu vực đã được thành lập. Hậu quả là sau khi giành độc lập, Việt Nam chỉ có một nền tảng thể chế rất yếu để từ đó xây dựng lên. (Điều này trái ngược hẳn với Trung Quốc, hầu hết các trường đại học đầu bảng của nước này hiện nay đều được thành lập vững chắc từ trước cách mạng).

Quản lý

Nguyên nhân trực tiếp nhất của cuộc khủng hoảng ngày nay là sự thất bại ngiêm trọng trong quản lý. Các trường đại học có chất lượng, từ Boston đến Bắc Kinh, đều có những nhân tố chủ chốt nhất định mà Việt Nam hiện đang rất thiếu.

Tự trị: Các cơ sở học thuật ở Việt Nam vẫn chịu một hệ thống quản lý tập trung hoá cao độ. Chính quyền trung ương quyết định số lượng sinh viên các trường được phép tuyển, và (trong trường hợp các trường đại học công lập) lương trả cho các giảng viên đại học. Ngay cả những quyết định mang tính thiết yếu đối với việc vận hành một trường đại học như việc lập khoa cũng do hệ thống quản lý tập trung hoá này kiểm soát. Hệ thống này hoàn toàn không khuyến khích các trường và học viện cạnh tranh hay đổi mới. Thù lao được trả căn cứ vào thâm niên, và lương cứng thấp đến nỗi các giảng viên đại học phải “đi đêm” rất nhiều để có thể đảm bảo cuộc sống. Khác hẳn với Trung Quốc, Việt Nam vẫn chưa thực sự khuyến khích người Việt Nam học ở nước ngoài

Theo Tuanvietnam




CÁC TIN KHÁC

• Tăng học phí và con đường đến trường của học sinh nghèo (11/09/2009)
• "Bầu" ứng viên chức danh phó giáo sư không đạt chuẩn? (11/09/2009)
• Đào tạo liên kết: Quản lý chưa đuổi kịp quy mô (10/09/2009)
• Người lớn thiếu giáo dục để làm cha, làm mẹ (08/09/2009)
• Cách dạy trẻ của người Mỹ (08/09/2009)
• Chấm dứt đưa ra chỉ tiêu thi đua không có cơ sở (05/09/2009)
• Teen và mạng xã hội đang tạo ra nhiều từ mới (04/09/2009)
• Bộ trưởng Giáo dục: 'Hai năm tới chấm dứt việc đọc-chép' (03/09/2009)
• Giáo viên 2 năm liền không đạt yêu cầu sẽ bị loại khỏi ngành (03/09/2009)
• Đổ xô đi học ''đuổi chữ'' (01/09/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd