IP:3.12.151.11

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Học trường Tây
12/11/2009 07:44 AM

Cho con em đi du học nước ngoài đang là xu hướng thời thượng của những gia đình khá giả, giàu có. Với mong muốn con em mình được tiếp cận được nền giáo dục tân tiến, tạo nền tảng cho bước phát triển tương lai là nguyện vọng chính đáng của các bậc phụ huynh.



Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Ngoài việc phải lo đủ học phí, chi phí sinh hoạt thường là cao gấp hàng trăm lần trong nước, điều mà các bậc phụ huynh lo nhất vẫn là con em mình thường xuyên cọ sát với văn hóa phương Tây. Cái mới mà các em tiếp nhận được có những điều xa lạ quá với nếp sống truyền thống ở quê nhà. Nhất là đối với các trường hợp du học ở độ tuổi chưa trưởng thành.

Một phụ huynh than phiền rằng: Lo cho nó suốt mấy năm du học, tốt nghiệp ra trường, cả nhà mừng đưa xe tận sân bay để đón, lại nhận được một cú điện thoại của thằng con xa nhớ: “Ba mẹ về trước, con có hẹn với bạn gái rồi!”.

Thật ra, với kiểu sống độc lập trong suy nghĩ và hành vi của lớp trẻ mới, việc từ chối đi với ba mẹ do đã hẹn với bạn gái là chuyện rất bình thường, nhưng với các bậc trưởng thượng của quê nhà, là vô lễ, là một cú sốc lớn. “Đó là văn hóa “yes-no” của nhịp sống công nghiệp. Cũng là chuyện bình thường thôi...”, một sinh viên du học ở Mỹ nói như vậy khi đề cập đến những khuôn phép cư xử truyền thống.

Chính việc thể hiện tính tự quyết trong hành vi của những người trẻ tuổi ấy dễ tạo nên xung đột quan niệm về lối sống với các bậc sinh thành, bởi dẫu thế nào thì những người em, đứa con ấy vẫn “trẻ người non dạ”. Một nữ sinh viên 15 tuổi đã sang Mỹ du học, tốt nghiệp đại học một lúc 2 ngành, chuẩn bị quay trở về nhà đã nhận ngay lời tuyên bố của cha: Bây giờ là 21 tuổi đến năm 23 tuổi mới được lập gia đình.

Cần có thời gian để rèn giũa lại nếp sống truyền thống của gia đình. Học hành giỏi giang như thế, nhưng 6 năm xa vắng sự giáo dục của gia đình trở thành nỗi lo lớn của cha mẹ. Sự thành đạt của con cái trong nhận thức của người cha ấy không chỉ là tài năng mà còn phải vẹn toàn chữ đức.

Theo ông, văn hóa truyền thống là xương sống trong bộ khung thành đạt của một con người. “Về nhà chồng mà ăn nói, cư xử nghễnh ngãng thì khó bảo vệ được hạnh phúc gia đình. Không có được hạnh phúc gia đình thì đời người vô nghĩa”.

Cách đây 6 năm, trong buổi lễ khai mạc SEA Games lần thứ 22 tại sân vận động Mỹ Đình, nếu không có điểm nhấn hình tượng Thánh Gióng cởi ngựa bay lên châm đuốc thì cái nền hoành tráng của cường độ âm thanh, ánh sáng, màu sắc của lễ khai mạc hôm ấy dễ chìm vào quên lãng. Cái nền văn hóa truyền thống không thể thiếu được trong nếp sống của một gia đình hạnh phúc mà còn chấp cánh cho sự thành đạt.

Theo LaoDong




CÁC TIN KHÁC

• Dạy con biết... nghèo (09/11/2009)
• Những sinh viên “vô hình” trên giảng đường (06/11/2009)
• Năm giá trị căn bản cần dạy con (03/11/2009)
• Tội ác bắt đầu từ đâu? (02/11/2009)
• Các em giỏi quá! (31/10/2009)
• Chuyện “lạ” của ngành giáo dục (30/10/2009)
• Tân sinh viên, những thay đổi sau cánh cửa đại học (29/10/2009)
• Học sinh giỏi cũng… khổ (28/10/2009)
• Nền giáo dục Thụy Điển tiên tiến nhất thế giới hiện nay? (27/10/2009)
• Trẻ biết cãi mới... ngoan? (26/10/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd