IP:18.191.200.223

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Cái giá của Internet miễn phí
17/02/2010 07:29 PM

Trong một phần loạt chương trình của BBC nói về ảnh hưởng của mạng Internet, Jo Wade tìm hiểu cái giá chúng ta trả cho thông tin miễn phí.

 
Ảnh minh họa của BBC

Thành thám tử

Hồi tháng Năm 2006, AOL đưa ra một hồ sơ chứa mọi tìm kiếm mà 658.000 người sử dụng mạng này đã thực hiện trong vòng ba tháng. Đó là một phần của dự án nghiên cứu và mỗi người sử dụng chỉ được nhận dạng qua một mã số nhằm bảo vệ danh tánh của họ.

Nhưng một phóng viên của tờ New York Times đã tò mò trước giá trị của khối dữ liệu lớn như chính phủ hay công ty. David Gallagher đã tự mình làm thám tử để xem có những tìm kiếm nào riêng tư đến mức có thể làm lộ danh tánh của người đặt ra câu hỏi tìm kiếm đó.

Sau một vài giờ làm việc và dùng không gì khác hơn là các từ khóa cùng danh bạ điện thoại, anh đã xác định rõ ràng danh tính người cần tìm.

Đó là một phụ nữ 62 tuổi ở Atlanta, bang Georgia, tên là Thelma Arnold, mà phản ứng dễ hiểu đầu tiên là sốc và giận dữ.

Câu chuyện đó minh họa cho chuyện chúng ta đã thay đổi thế giới của mình như thế nào.

Sau hai mươi năm hoạt động, mạng toàn cầu có vẻ đã đưa cho chúng ta một cơ hội truy cập tự do chưa từng có vào kiến thức và giải trí.

Nhưng món quà đó đến với cái giá mà cuối cùng có người phải trả.

Hãy nghĩ ngược lại về các nội dung tìm kiếm mà quý vị đưa lên mạng hồi tuần trước.

Nhiều khả năng là quý vị không còn nhớ đa số các từ khóa đó.

Nhưng câu chuyện của AOL cho chúng ta thấy rằng những từ khóa ngẫu nhiên đó khi ghép lại với nhau thì có thể đưa ra một bức tranh đáng ngạc nhiên về chúng ta.

Nếu các thông tin đó được công khai, bất kể là do tai nạn hay là do vô ý, chúng ta sẽ bất ngờ cảm thấy như mình bị phơi ra.

Người ta muốn trả bao nhiêu tiền để xem nhật ký của quý vị, biết về tôn giáo của quý vị, thiên hướng chính trị hay là tình dục, hay con cái của quý vị đi học ở đâu.

Nhiều người trong chúng ta không ý thức được rằng chúng ta đang tự nguyện cung cấp chính những thông tin đó trên mạng mà chúng ta dùng hàng ngày.

Quan trọng hơn, chúng ta làm việc đó với tần số vô cùng lớn.

Trong thời đại số, một ngành mà chúng ta đang chi ra chừng 50 tỷ bảng mỗi năm (theo nguồn IMRG 2009) mua sản phẩm và dịch vụ trên mạng thì chúng ta rất lo lắng về nạn ăn cắp thông tin mạng và an toàn mạng.

Nhưng còn có vấn đề lớn hơn, quan trọng nhiều hơn và, đó là mỗi khi chúng ta truy cập vào mạng là đã đưa thông tin của mình ra, và các công ty lớn sẽ dùng thông tin đó như thế nào, hiện đang định dạng web.

Chúng ta cần hỏi bản thân mình xem có nên lo lắng hay không.

Mua bán thông tin

Mỗi ngày ở Anh có hàng triệu cuộc tìm kiếm và được thực hiện miễn phí trên mạng Google.

Mỗi tháng chúng ta dành hàng triệu giờ trên Facebook một cách miễn phí và đọc hàng triệu bài viết từ các tờ báo miễn phí.

Nhưng bây giờ hãy nhìn chiều ngược lại.

Mỗi ngày Google thu được hàng triệu từ khóa tìm kiếm, giúp họ định dạng phần mềm tốt hơn và đưa ra những định hướng tiếp thị trực tiếp mà họ lưu giữ nhiều tháng trời.

Mỗi tuần Facebook nhận được hàng triệu thông tin về status của người sử dụng và tạo ra cơ sở để quảng cáo trực tiếp.

Mỗi tháng các tờ báo miễn phí cài đặt và kiểm tra đường cookie vào máy tính của bạn, cho phép họ biết mối quan tâm của bạn và thay đổi đường quảng cáo trong tương lai, và thậm chí cả nội dung nữa.

Cho nên bạn không chỉ bị theo dõi, mà còn bị mua bán nữa. Đồng tiền đã thay đổi. Tiền bây giờ là thông tin - thông tin về bạn.

Các doanh nghiệp có thể dùng thông tin đó để làm ra rất nhiều tiền.

Mỗi ngày chúng ta đưa ra những chi tiết nhỏ về cuộc sống của chúng ta để đổi lấy dịch vụ web miễn phí và tiện lợi.

Đó là một quá trình chậm, thay đổi văn hóa hầu như không được chú ý về cách chúng ta định giá sự riêng tư.

Ít người trong chúng ta ý thức được về hậu quả của các thay đổi đó.

Theo DanTri




CÁC TIN KHÁC

• Úc đòi Google lọc YouTube (16/02/2010)
• Facebook đem lại lưu tượng hơn Google (16/02/2010)
• Google đột ngột đóng cửa blog âm nhạc (12/02/2010)
• Virus “đấu đá” nhau để ăn cắp mật khẩu (12/02/2010)
• Kế hoạch sách điện tử của Google bị phản đối (10/02/2010)
• Có phải Microsoft không còn sáng tạo nữa? (10/02/2010)
• Oracle thúc đẩy phát triển MySQL và phát hành Cloud Office Suite (10/02/2010)
• Phiên bản mới của IE8 giúp trẻ lướt web an toàn (10/02/2010)
• Microsoft phủ nhận Windows 7 gây lỗi pi (10/02/2010)
• Google sắp ra mắt tính năng đặc biệt cho Gmail (10/02/2010)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd