IP:18.117.105.215

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Cuộc chiến tỷ đô giữa Google - Viacom vẫn tiếp diễn
20/03/2010 07:48 AM

Cuộc chiến hàng tỷ USD giữa gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm – Google và gã khổng lồ truyền thông Viacom vẫn chưa đi đến hồi kết. Cả hai hãng đang hướng mũi nhọn của mình vào đối thủ sau khi Viacom kiện bản quyền chống lại dịch vụ YouTube của Google.

Google cũng đáp trả lại những hành động của Viacom khi cáo buộc rằng, hãng này đã tải video bất hợp pháp lên trang chia sẻ YouTube, theo các tài liệu đệ trình lên tòa án quận New York (Mỹ). Google cho biết, nhà quản lý Viacom tiếp tục cho tải các nội dung riêng tư lên trang chia sẻ YouTube sau khi hãng truyền thông này đệ trình một vụ kiện bản quyền trị giá 1 tỷ USD hồi tháng 3/2007.

Năm 2007, Viacom đã có hành động chống lại YouTube. Hãng này đã cáo buộc YouTube vi phạm trên mạng truyền hình của hãng, gồm MTV, Comedy Central, Black Entertainment Television,… Viacom cũng cho rằng, các video vi phạm trên các bộ phim thuộc sở hữu của công ty con Paramount Pictures của hãng.

“Trái nho chua” cho Viacom

Cuộc đụng độ giữa hai gã khổng lồ tiếp diễn sau khi Viacom thất bại trong việc mua lại YouTube với giá 1,65 tỷ USD. Theo tài liệu tòa án, Viacom cũng đã cố gắng tạo quan hệ hợp tác chia sẻ nội dung với YouTube, nhưng sau vài tháng đàm phán, Google đã công bố, hãng sẽ mua lại YouTube. Và theo Google, Viacom cũng yêu cầu được trở thành đồng sở hữu YouTube nhưng không được chấp thuận.

Google đã giành được dịch vụ chia sẻ video trực tuyến YouTube vào tháng 10/2006 và cho biết, hãng tin rằng, Viacom sẽ có các hành động hợp pháp gây khó khăn chứ không chịu tuyệt vọng sau nhiều lần cố gắng mua lại YouTube.

Gã khổng lồ tìm kiếm cũng cáo buộc rằng, Viacom đã đi quá xa trong việc thuê hơn một tá cơ quan tiếp thị để tải nội dung của họ lên YouTube. Theo Google, Viacom không thể nói về nội dung đã được tải lên là không được phép và đã phải loại bỏ gần 500 yêu cầu từ đơn khiếu nại của hãng.

“Bến cảng an toàn” của YouTube

Theo một đối tác với văn phòng luật sư Seyfarth Shaw LLP, YouTube là một nhà cung cấp tự động với chính sách không can thiệp và đã né tránh được chi phí vi phạm bản quyền.

Luật bản quyền cho phép các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các tổ chức tương tự có một “bến cảng an toàn” cho các cáo buộc vi phạm. Tức là, nếu nhà cung cấp không cố ý cho phép hoặc hỗ trợ các hành động vi phạm, họ sẽ không phải chịu trách nhiệm cho các hành vi của người dùng trên đó. Mục đích của việc bảo vệ này là làm yên lòng các nhà cung cấp nhằm làm giảm bớt gánh nặng cho các chính sách của họ đối với người dùng trên Internet.

Trong trường hợp một hãng lớn như YouTube, hãng sẽ vô cùng khó khăn để kiểm soát hoạt động của người dùng. Nếu các nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm về những hành động như vậy của người dùng thì không ai có thể trở thành một nhà cung cấp do phải có những trách nhiệm vĩnh viễn và vô tận, theo luật sư Barzilay.

Bên cạnh đó cũng có một số ngoại lệ nhỏ, tất cả video sẽ được tự động giữ bản quyền từ thời điểm chúng được tạo, bất kể ai tạo ra chúng, theo Zahavah Levine, luật sư của YouTube. Những vấn đề trong vụ kiện này là không có chuyện, video không được giữ bản quyền lại được phép ở trên trang. Theo luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA và thông thường cũng nhận ra rằng, chủ sở hữu nội dung, không phải nhà cung cấp dịch vụ giống như YouTube, có một vị trí tốt nhất để biết một video cụ thể có được phép ở trên một dịch vụ lưu trữ Internet hay không.

Tuy nhiên, để bảo vệ cho “bến cảng an toàn”, YouTube cần phải hoàn toàn tự động, không có sự can thiệp. Nếu nhân viên YouTube nhận thức được bất cứ vi phạm nào hay khuyến khích chúng, “bến cảng an toàn” sẽ biến mất và nhà cung cấp sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.

Mấu chốt vấn để là “bến cảng an toàn”

Hiện YouTube đang phải đối mặt với tình huống khó khăn này khi thông tin đang trở thành tâm điểm của vụ kiện và những nhà đồng sáng lập YouTube đã phải yêu cầu những người khác dừng thu hút và đăng các video có bản quyền.

Cho dù video đó không phải là video của Viacom. Viacom sử dụng chúng để cố gắng chỉ ra rằng, YouTube không phải nhà cung cấp tự động, người mà không biết về các hành vi vi phạm. Điều đó thực tế sẽ khuyến khích vi phạm và do đó không thể sử dụng tấm bình phong - “bến cảng an toàn” trong trường hợp này. YouTube phải có trách nhiệm pháp lý về những vi phạm trên trang của họ, Barzilay cho biết. Nếu Viacom thành công trong việc gỡ bỏ “bến cảng an toàn”, YouTube sẽ gặp rắc rối lớn vì hãng sẽ phải chịu trách nhiệm cho hàng triệu video vi phạm trên trang web của họ. Đây sẽ là một thông tin xấu đối với YouTube.

Theo VnMedia




CÁC TIN KHÁC

• Google muốn Microsoft nói về những sai lầm của mạng xã hội Buzz (19/03/2010)
• Windows Phone 7 lặp lại sai lầm của iPhone (19/03/2010)
• Google bắt tay Sony, Intel để bành trướng trên thị trường TV (19/03/2010)
• Google rời Trung Quốc và cơ hội cho Microsoft (18/03/2010)
• Internet Explorer 9: nhanh hơn, đẹp hơn, tốt hơn? (18/03/2010)
• Bi hài chuyện dùng iPhone ở Microsoft (18/03/2010)
• Bản vá bảo mật tháng 3 của Microsoft lại mắc lỗi (17/03/2010)
• Apple: pin lỗi được đổi luôn... máy mới (17/03/2010)
• Trung Quốc cảnh báo Google: Rút lui cũng phải theo luật (17/03/2010)
• Facebook 'vượt mặt' Google (17/03/2010)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd