IP:13.59.87.145

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Dùng sừng tê giác: “Thái quá bất cập”
23/07/2009 03:19 PM

Điều chắc chắn là không nên uống sừng tê giác quá thường xuyên. “Thái quá bất cập” mà. Tuy nhiên, nếu có dùng sừng tê thật thường xuyên, liều cao thì chắc chắn cơ thể sẽ nhờn.

Tiến sỹ, Bác sỹ Lê Lương Đống, Phó Giám đốc Viện Y học Cổ truyền Việt Nam trả lời phỏng vấn của phóng viên báo An ninh Thủ đô.

- Ông cho biết đến nay đã có công trình nghiên cứu cụ thể nào về công dụng của sừng tê giác với sức khỏe của con người?

Theo tôi nghĩ, có lẽ đã có những nghiên cứu về công dụng của sừng tê giác. Nhưng đây là loại động vật quy hiếm đang được cả thế giới quan tâm bảo vệ để khỏi bị diệt chủng, do vậy, việc công bố kết quả nghiên cứu sẽ bị khống chế và các công trình công bố mới chỉ dừng ở quy mô về loài, họ về khoa học; một vài nghiên cứu khác mà tôi biết được chỉ mới đi sâu về cấu trúc và một số chất, hợp chất vô cơ, hữu cơ.
Điều tôi muốn được lưu ý là y học cổ truyền tồn tại đến nay là nhờ dựa trên nền triết học duy vật thô sơ, lý luận khoa học, đặc biệt là được trải nghiệm hàng nghìn đời nên rất được đáng trân trọng. Đến nay, nhiều phương thuốc có sừng tê giác cũng có những công hiệu chữa bệnh rất tốt như: An cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan, tiêu viêm giải độc hoàn…

- Thực tế nhiều năm qua, có một số người tìm đến sừng tê giác như một “thần dược” phòng bệnh ung thư và một số bệnh nan y khác. Điều này có đúng không, thưa ông?

Như đã nói các công trình NCKH về công dụng sừng tê giác mà tôi được biết không nhiều, còn việc đồn thổi trong dân gian thì vô cùng. Câu hỏi của bạn làm tôi nhớ đến một thời gian người ta phát những tờ rơi nói về tác dụng mật gấu; có thể nói là chữa bách bệnh từ thông thường đến nan y. Đọc xong tôi hình dung: Nếu quả vậy thế giới cần xóa hết các bệnh viện để xây chuồng nuôi gấu.
Còn về sừng tê giác, theo kinh nghiệm của tôi, nó có tác dụng thanh nhiệt giải độc dùng tốt trong trường hợp sốt cao, viêm nhiễm. Có hiệu quả trong bệnh bạch cầu (một loại ung thư máu): giúp kéo dài đời sống, một số trường hợp khỏi. Bản thân tôi cũng được ông nội chỉ rõ: những trẻ em bị thu ôn (viêm não Nhật Bản B) có sự khác biệt giữa những cháu được dùng và không được dùng tử tuyết đan, an cung ngưu hoàng hoàn có thành phần là sừng tê giác hoặc được mài nước sừng ra uống. Tuy nhiên, nó cũng chỉ mới dừng ở mức kinh nghiệm vì không có đủ số lượng mẫu, phương tiện để có kết luận khách quan. Hơn nữa, khi bị bệnh, ít ai mà chỉ dùng sừng tê giác để can thiệp mà không dùng một phương pháp nào khác.

- Vậy theo ông có nên khuyến khích việc uống sừng tê giác thường xuyên (nếu có điều kiện) để phòng bệnh không?

Điều chắc chắn là không nên uống sừng tê giác quá thường xuyên. “Thái quá bất cập” mà. Tuy nhiên, nếu có dùng sừng tê thật thường xuyên, liều cao thì chắc chắn cơ thể sẽ nhờn. Đến lúc có vấn đề sức khỏe cần dùng thật sự thì hiệu quả sẽ kém thậm chí mất hiệu quả. Về cơ bản thì sừng tê giác không độc, hơn nữa có nguồn gốc tự nhiên nên theo tôi là khả năng dung nạp tốt. Tuy nhiên, người dùng cần tham khảo kỹ ý kiến của các bác sỹ chuyên môn về hoàn cảnh và liều lượng dùng, tránh dùng bừa bãi.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Theo ANTĐ




CÁC TIN KHÁC

• Ung thư gan: có thể chữa được nếu phát hiện sớm (23/07/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd