“Mặt màn hình”
Nguyên nhân: cho dù là việc lớn hay việc bé, bạn đều dựa vào chiếc máy tính để nhớ và sắc mặt của bạn thường không biểu lộ tình cảm, làn da tối xạm.
Phương pháp điều chỉnh:
1. Bạn không nên bày biện các vật linh tinh xung quanh máy tính để tránh cho da không bị hấp thụ bụi;
2. Trước khi sử dụng máy tính nên lau mặt và dùng kem dưỡng ẩm;
3.Thường xuyên vệ sinh bàn phím.
“Chân cà rốt”
Nguyên nhân: Thông thường, khi “gặp” máy tính là ngồi cả ngày. Kết quả là làm cho phần chân sưng phù, mạch máu ở chân lồi lên, điều này có thể là điềm báo của tĩnh mạch cong và sưng.
Phương pháp điều chỉnh:
1. Một khi phát hiện đôi chân trở nên nặng nề, mỏi, sưng phù thì nên lập tức đi khám bác sỹ;
2. Cách khoảng 1 tiếng bạn đứng dậy làm 10 lần động tác đứng lên quỳ xuống để cải thiện sự luân chuyển của tĩnh mạch chi dưới.
“Tay con chuột”
Nguyên nhân: Thời gian dài và liên tục gõ trên bàn phím khiến ngón trỏ và ngón giữa đau nhức, tê mỏi, cơ bắp ngón cái phản ứng chậm chạp như không có lực, từ đó gây ra “hội chứng khớp cổ tay”.
Phương pháp điều chỉnh:
1. Tránh không để cho tay cố định hoặc hoạt động một cách máy móc, động tác liên tục trong một thời gian dài;
2. Khi sử dụng con chuột, cánh tay không nên “cao chót vót” để giảm nhẹ áp lực cho cổ tay;
3. Không nên dùng lực quá mạnh bấm con chuột hoặc bàn phím.
Bệnh xương cổ
Nguyên nhân: Nếu trong quá trình dùng máy tính, cánh tay vươn ra trên cao, đầu cúi thấp thì chỉ khoảng 1 tiếng sau bạn sẽ cảm thấy eo lưng đau nhức, vai
Phương pháp điều chỉnh:
1. Cần giữ ấm cho xương cổ khi ở trong phòng điều hòa;
2. Ngủ gối hơi thấp, bàn máy tính cũng không được cao hơn 70mm;
3. Mỗi ngày kiên trì tập các động tác cổ 2 lần.
Khô mắt
Nguyên nhân: Trong vòng 8 tiếng làm việc, mắt không rời máy tính, khi về nhà còn tiếp tục “đánh đấu” trong các trò chơi game, mắt sẽ đau mỏi, khô, cuối cùng gây ra bệnh khô mắt.
Phương pháp điều chỉnh:
1. Khi ngồi mắt phải cách màn hình hiển thị trên 30cm;
2. Điều chỉnh độ sáng của màn hình cho thích hợp;
3. Khi làm việc, độ sáng của phòng làm việc nên tương ứng với độ sáng của màn hình. tê mỏi, mất cảm giác.
5 biện pháp phòng chống bệnh máy tính
Chú ý bảo vệ mắt: Nghỉ ngơi, tập nhìn xa, thường xuyên tập các bài thể dục bảo vệ mắt, đảm bảo thời gian ngủ đầy đủ.
Chú ý bổ sung vitamin A. Những người hay làm việc bên máy tính nên ăn nhiều cà rốt, bắp cải, giá, đậu phụ, táo đỏ, cam và cả sữa bò, trứng gà, gan động vật, thịt nạc… để bổ sung vitamin A và protein cho cơ thể. Hằng ngày, có thể uống nhiều nước trà, trong lá chè có nhiều chất hoạt tính có tác dụng hấp thụ và chống chọi lại với các vật phóng ra tia bức xạ.
Chú ý tư thế ngồi. Trung tâm màn hình máy tính cần song song với phần ngực của người sử dụng, khoảng cách giữa mắt và màn hình nên là 40-50cm, tốt nhất nên dùng ghế có thể điều chỉnh được độ cao thấp. Trong quá trình thao tác nên thường xuyên chớp mắt hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi một chút để điều tiết và cải thiện thị lực.
Chú ý môi trường làm việc. Ánh sáng vừa phải, không cho ánh sánh trực tiếp phản chiếu vào màn hình. Định kỳ vệ sinh vật dụng, máy tính, máy điều hòa; thường xuyên mở cửa sổ để cho không khí trong phòng lưu thông.
Chú ý làm việc kết hợp với nghỉ ngơi. Thông thường, người sử dụng máy tính làm việc liên tục trong 1 tiếng nên nghỉ ngơi khoảng 10 phút, và nên đi ra ngoài hoặc nhắm mắt lại, tập các bài tập bảo vệ mắt và lắc đầu, xoay cổ để cho các cơ bắp không bị tê mỏi.
|
Theo Dantri
CÁC TIN KHÁC
|