IP:13.59.183.186

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




“Thâm nhập” eBay
18/09/2009 08:30 AM

Chính những yếu tố hàng hóa độc đáo đã giúp eBay mau chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử mà cụ thể là đấu giá trực tuyến.

Khởi đầu từ những dòng mã đầu tiên của lập trình viên Pierre Omidyar vào năm 1995, website đấu giá trực tuyến eBay được thành lập, cho phép những người dùng đăng ký thành viên có thể đăng tải những món hàng hóa thuộc nhiều lĩnh vực từ chiếc đồng hồ đã dùng 3-4 năm hay chiếc xe hơi đời mới cáu cạnh hoặc những linh kiện độc đáo cho dân nghiện audio, độ xe hơi với phụ tùng “độc” cũng như các ống kính hay phụ kiện cho máy ảnh... Chính những yếu tố hàng hóa độc đáo đã giúp eBay mau chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử mà cụ thể là đấu giá trực tuyến.

Một điều thú vị là eBay không phải là tên đầu tiên mà Omidyar đặt cho công ty của mình là Echo Bay Technolog. Tuy nhiên “trong rủi có may”, khi Omidyar thất bại trong việc đăng ký tên miền echobay.com cho website vì đã bị đăng ký trước đó thì tên miền website eBay.com mới chính thức ra đời và hoạt động cho đến hiện nay. Song song với sự phát triển tại quê hương Mỹ Quốc, eBay thâm nhập vào các quốc gia có tiềm năng hoặc đã phát triển về thương mại điện tử kéo theo việc mở rộng các tên miền theo quốc gia lần lượt xuất hiện như ebay.ca (eBay Canada), ebay.co.uk (eBay Anh)… và eBay.vn (eBay VN).

Trong thời gian ngắn từ năm 1996 đến 1998, eBay bắt đầu chuỗi “tăng trưởng” chóng mặt về doanh thu nhờ vào Jeffrey Skoll (MBA Stanford) giúp eBay đón nhận 5 triệu USD từ quỹ đầu tư mạo hiểm và năm 1998 đánh dấu bước chuyển mình của eBay khi Meg Whitman trường Đào tạo kinh doanh Harvard phối hợp cùng nhóm quản lý được “thu phục” từ Pepsi Co. và Disney. Omidyar và Skoll trở thành tỷ phú vào năm 1998.

Từ con số hơn 30 nhân viên năm 1998, đến nay, eBay có hơn 15.000 nhân viên tại 39 quốc gia. Danh sách những hệ thống website lớn bị eBay thâu tóm bao gồm: Paypal, Half.com, Skype, Bill Me Later và 25% cổ phần trong website rao vặt hàng đầu thế giới Craigslist. Số lượng người dùng eBay vượt hơn con số hàng trăm triệu trên khắp toàn cầu và phần lớn người dùng đã tự tổ chức kinh doanh độc lập thu lợi nhuận từ eBay ngay tại gia, con số 700.000 người dân Mỹ hiện kinh doanh và xem eBay như là một phần lợi nhuận chính đã minh chứng cho vị thế của eBay.

eBay hoạt động ra sao?

Trước tiên, ta cần tìm hiểu khái niệm: người tham gia đấu giá (bidder), người đấu giá thành công (buyer) và người rao đấu giá (seller) là 3 đối tượng chính trên hệ thống đấu giá, tuy nhiên, để có thể hiểu đơn giản hơn ta cũng có thể xem họ như là người trả giá, người mua và người bán món hàng.

Buyer (người mua hàng/ đấu giá): có thể tìm kiếm hàng hóa miễn phí trong nguồn hàng khổng lồ thuộc nhiều lĩnh vực có trên eBay từ các seller đưa lên đấu giá. Để tham gia đấu giá và tiến hành mua hàng, bạn cần đăng ký một tài khoản trên eBay, khá nhanh và miễn phí, nhấn vào Register trên trang chủ eBay rồi tiến hành nhập dữ liệu vào các ô trống như username (tên tài khoản), password (mật khẩu), email, địa chỉ nhà, chọn quốc gia là Việt Nam... Lưu ý rằng các thông số này cần được điền chính xác thông tin để khi có tranh chấp xảy ra hoặc trường hợp quên mật khẩu, bạn vẫn có thể nhờ bộ phận hỗ trợ của eBay xử lý giúp.

Sau khi đăng ký, eBay sẽ gửi email vào địa chỉ mail vừa đăng ký, bạn cần kích hoạt tài khoản với mã kích hoạt được cung cấp trong email. Như vậy là bạn đã có một tài khoản Buyer để tiến hành mua hàng trên eBay rồi đấy!

Bước kế đến là tìm kiếm (search) mặt hàng cần mua bằng các từ khóa (keyword), đặt các mức giá phù hợp (Place Bid) hay mua ngay (Buy it Now) khi tìm thấy mặt hàng ưa thích. Việc mua hàng tuy đơn giản nhưng bạn còn phải chú ý đến nhiều yếu tố và thủ thuật để mua được mặt hàng ưa thích an toàn.

Seller (người bán hàng): để có một tài khoản seller, bạn cũng cần tiến hành đăng ký một tài khoản theo các bước như Buyer hoặc nếu đã đăng ký một tài khoản trên eBay, bạn có thể dùng ngay chính tài khoản đó để sử dụng mua/bán/đấu giá.

Với tài khoản seller, bạn cần nhập thông tin thẻ tín dụng (credit card) hoặc tài khoản Paypal để có thể giao dịch trực tuyến thông qua hệ thống giao dịch bảo mật của eBay hoặc Paypal. Kế đến, seller cần chọn lựa các dạng rao hàng như: Buy It Now, eBay Store, Auction-listing… rồi rao hàng với mức giá tùy chọn cùng các thông tin như: giới thiệu hàng hóa bao gồm tính năng chi tiết, hình ảnh, hình thức giao nhận, thanh toán, tình trạng hàng hóa… để các buyer, bidder tham gia đặt giá. Giao dịch kết thúc sẽ là lúc seller liên hệ buyer khi giao hàng.

Seller cũng là người sẽ chi trả mức phí rao hàng cho eBay theo tỉ lệ phần trăm. Mức giá rao càng cao thì tỉ lệ ăn chia với eBay tăng lên, thường theo tỉ lệ từ 1,25% - 5% không bao gồm chi phí vận chuyển và giao hàng.

Các mức phí trên eBay là điều seller nên nắm rõ nếu muốn mua/bán có lời. Chi phí trên eBay khá phức tạp nhưng nếu vận dụng tốt cách thức bán hàng sẽ thu lợi cao mà không trả phí nhiều và ngược lại, có thể tốn nhiều loại phí mà chẳng thu được kết quả kinh doanh như mong muốn. Bạn cần ghi nhớ rằng phí giao dịch mà eBay thu sẽ tùy thuộc vào cách thức và loại mặt hàng mà bạn (Seller) bán.

Nếu bạn kinh doanh với tư cách cá nhân trên eBay.com, bạn sẽ bị thu một mức phí tương ứng hoặc khi kinh doanh với tư cách doanh nghiệp sẽ có mức phí thu hằng tháng và một cấu trúc phí giao dịch khác. Đó là phí theo cách thức bán, ngoài ra, bạn còn xét đến phí cho các loại mặt hàng chuyên dụng như khi bán xe hơi hoặc các linh kiện phụ tùng xe hơi thông qua eBay Motors sẽ có mức phí thích hợp. Bất động sản và quảng cáo cũng có loại giá khác. Do đó, trong vai trò một seller, bạn cần tính toán chi phí trước khi đưa một món hàng lên eBay, quyết định cách thức rao hàng và loại hàng bán thích hợp.

Một số điều cần biết trước khi dùng eBay

Hệ thống mua bán trên eBay rất phức tạp với nhiều biểu tượng, ký hiệu và các cụm từ đôi lúc được viết tắt thật khó hiểu. Thật ra, đó là những thiếu sót của chính chúng ta khi không tìm hiểu thật kỹ ý nghĩa của chúng. Cho dù bạn đang mua/bán trên eBay Việt Nam hay eBay toàn cầu thì cũng nên nắm qua một vài ký hiệu và cụm từ sau:

ME : ký hiệu với chữ m màu xanh dương và e màu đỏ, khi click vào thì người xem sẽ thấy được trang giới thiệu về bạn hay doanh nghiệp của bạn (trang About Me).

• Bid Increment: mức giá tối thiểu cho mỗi lần đấu giá. Ví dụ khi đấu giá món hàng có trị giá 10 USD và giá khởi điểm đặt ra là 0.5 USD, người bán cho mức giá tối thiểu là năm thì lần đặt giá kế tiếp sẽ là 5.5 USD.

• Block Bidders/Buyers: danh sách các tài khoản mà bạn không muốn để họ tham gia đấu giá/mua mặt hàng của mình.

• Buy it Now: là cách thức mua/bán nhanh gọn không thông qua đấu giá khởi điểm từ giá sàn (Reserve Price). Người mua sẽ chỉ được mua với mức giá mà người bán đặt ra cho 1 hay nhiều món hàng. Các mặt hàng được bán theo dạng này sẽ có ký hiệu Buy It Now kế bên.

Detailed Seller Ratings: mức đánh giá của các thành viên khác về người bán (seller). Thông qua DSR, buyer có cái nhìn tổng quan về seller như: có mô tả chính xác về hàng hóa hay không, thời gian giao hàng, phí xử lý và giao hàng có đắt không. Mức đánh giá được biểu thị từ 1 đến 5 sao. Tuy nhiên, DSR không quan trọng bằng Feedback.

• Feedback (phản hồi): đây là yếu tố quan trọng cần được lưu ý khi thực hiện mua/bán trên eBay. Feedback là hệ thống phản hồi của Buyer lẫn seller cho đối tượng giao dịch theo các cấp độ: positive (đáng tin cậy), negative (không đáng tin cậy) hay neutral (trung bình) và kèm theo lời nhận xét ngắn gọn. Tùy theo cấp độ phản hồi cho một tài khoản eBay sẽ quyết định cho điểm phản hồi (Feedback Score).

• Feedback Score là số điểm được tính từ Feedback mà mọi tài khoản trên eBay đều có, bạn sẽ thấy Feedback Score biểu thị ở dạng phần trăm (Ví dụ: 95%) ở kế bên tên tài khoản (User ID) khi xem một trang đấu giá. Công thức tính Feedback Score là: positive feedback (phản hồi tốt) = 1 điểm, neutral = 0 và negative (phần hồi xấu) = -1. Theo đó, số điểm càng cao thì bạn có thể đạt được danh hiệu PowerSeller (yêu cầu 98% điểm phản hồi là positive), một danh hiệu chứng thực mức độ uy tín và đáng tin cậy của người bán mà mọi seller trên eBay đều mong muốn.

Người dùng cũng nên kiểm tra thêm phần Feedback Profile để xem thông tin phản hồi từ các tài khoản khác về đối tượng giao dịch.

Ngoài ra, một số cụm từ viết tắt đáng lưu ý như: DSR (Detailed Seller Ratings), FB (FeedBack), G (Good condition: tình trạng còn tốt), FOB (Freight on board: hàng đã được giao), HTF (khó kiếm), LTD (phiên bản có giới hạn), NIB (hàng còn mới trong hộp), NR (không có giá sàn), S/O (đã bán hết), USPS (hãng chuyển phát nhanh tại Mỹ)… có thể tìm hiểu tại http://pages.ebay.com/help/account/acronyms.html hay http://tinyurl.com/ebay-viettat.

Theo Echip




CÁC TIN KHÁC

• Hãy cảnh giác với bình luận online (18/09/2009)
• Microsoft loại bỏ AutoRun trên phiên bản Windows cũ (17/09/2009)
• Máy chủ S40U - Người trợ thủ đắc lực với mức lương 1.65 USD/tháng (16/09/2009)
• Tìm kiếm theo hình ảnh, tính năng mới của Bing (16/09/2009)
• Gửi và nhận email theo kiểu… siêu điệp viên (16/09/2009)
• Google học theo Microsoft để chống lại IE (16/09/2009)
• Yahoo Messenger phiên bản 6.0 đến 7.5 chỉ còn được hỗ trợ đến 30/9 (15/09/2009)
• CEO Yahoo chê Jerry Yang ngớ ngẩn (15/09/2009)
• Cảnh báo 55.000 website bị tấn công (14/09/2009)
• Website mất an ninh chưa từng thấy (13/09/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd