IP:18.119.121.88

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Hacker: Những tội ác và hình phạt
07/08/2009 12:00 AM

Tập hợp 10 vụ tin tặc trên khắp thế giới để xem các hình phạt nặng như thế nào so với mức phạm tội do họ gây ra.

Vụ hacker Anh Gary McKinnon đột nhập vào hệ thống của Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ bị dẫn độ sang Mỹ đang là chủ đề nóng trên báo chí Anh. Có tin đồn là nếu bị kết tội ở Mỹ, McKinnon sẽ đối mặt với án tù 70 năm.

Trước khi McKinnon bị kết án, IT Pro đã tổng hợp 10 vụ án tội phạm mạng trong đó nêu tội của họ và quan trọng nhất là tính nghiêm khắc của các bản án.

Jonathan James

Jonathan James, tên gọi khác là C0mrade, mới chỉ 16 tuổi khi anh bị bắt và chính thức bị kết tội rình mò bên trong máy chủ của Cơ quan giảm thiểu các mối đe dọa quốc phòng của Mỹ (DTRA).

James đã cố tình cài đặt một cửa hậu vào trong máy chủ để cho phép mình truy cập vào những email nhạy cảm cũng như tên người dùng, mật khẩu của các nhân viên cơ quan này. Thêm nữa, James bị buộc tội tấn công vào Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và đánh cắp phần mềm trị giá 1,7 triệu USD.

Do độ tuổi khi phạm tội của James còn nhỏ nên anh đã chỉ phải nhận án phạt nhẹ nhàng, đặc biệt khi so vụ này với của McKinnon, với 6 tháng tù giam và cấm sử dụng máy vi tính.

Jon Paul Oson

Oson, một kỹ sư mạng 38 tuổi từ San Diego (Mỹ), đã đột nhập bất hợp pháp vào mạng lưới của cơ quan cũ để trả thù.

Mạng lưới của Hội đồng cộng đồng các bệnh viện (CCC) lúc đó cung cấp dịch vụ đến 17 bệnh viện, phòng khám vùng ở San Diego và các hạt của California – bao gồm các hồ sơ y tế và các kết quả kiểm tra sức khỏe. Một lần thâm nhập mạng lưới, Oson xóa dữ liệu bệnh nhân quan trọng và thông tin hóa đơn, đặt cuộc sống của hàng nghìn người vào rủi ro nguy hiểm.

Oson bị chính thức buộc tội năm 2008, nhận án 5 năm tù và phải trả 144.358,83 USD cho CCC và 264.979 USD cho Trung tâm quốc gia về thống kê y tế.

Maksym Yastremskiy (tên gọi khác là Maksik)


Ảnh minh họa nguồn Tech Herald

Maksik, theo nhà chức trách Mỹ, là một phần của nhóm tội phạm mạng đã đột nhập vào các mạng Wi-Fi của một số chuỗi của hàng bán lẻ lớn ở Mỹ, làm hại hơn 45 triệu thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Các tin tặc đã xâm nhập thành công các mạng của OfficeMax, Barnes & Noble, Boston Market, Sports Authority, Forever 21, DSW, BJ’s Wholesale Club, T.J. Maxx, và Marshall’s.

Hiển nhiên là Mỹ đã nóng lòng để bắt được Maksik. Tuy nhiên, trớ trêu là các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã tóm được anh ta trước trong khi anh ta đang nghỉ ở đó.

Sau khi bị các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ bắt trong tháng 7/2007, Maksik bị chính thức kết tội tấn công vào hệ thống của 12 ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ và án phạt là 30 năm trong tù kèm khoản tiền phạt 23.200 USD. Mỹ sẽ phải đợi ít nhất 30 năm nữa trước khi họ có thể nghĩ về quá trình dẫn độ Maksik.

Kevin Mitnick

Mitnick bắt đầu sự nghiệp hacker của mình ở tuổi 12 bằng việc sử dụng kỹ thuật xã hội – đánh lừa các cá nhân để họ lộ thông tin riêng tư.

Vào đầu những năm 1990, Mitnick là một trong những tội phạm mạng được truy lùng nhất trong lịch sử nước Mỹ vì đã tấn công vào các hệ thống của các công ty lớn như Nokia, Sun Microsystems và Motorola.

Các nhà chức trách cuối cùng đã tóm được Mitnick vào năm 1995. Anh ta bị buộc tội tấn công vào hệ thống máy tính của Digital Equipment Corporation (DEC) bằng cách sử dụng một số điện thoại của người bạn đã đưa cho anh ta.

Mitnick nhận án 46 tháng tù và cộng thêm 22 tháng giám sát sau khi ra tù.

Matthew Weigman

Đầu năm nay, hacker mù Matthew Weigman của Mỹ bị phạt 11 năm tù sau khi bị buộc tội đột nhập mạng điện thoại.

Weigman sử dụng các kỹ năng hack điện thoại của mình để đột nhập hệ thống của hãng di động Sprint, nhòm trộm các cuộc gọi riêng tư và thậm chí chơi khăm bằng việc đặt ra tình huống bắt cóc con tin trong năm 2005.

Weigman, người được coi là một trong những hacker điện thoại giỏi nhất thế giới ở lứa tuổi teen của cậu ta, đã bị kết án tù 135 tháng. Theo Văn phòng Tổng chưởng lý Mỹ, rất khó hy vọng bản án sẽ được giảm nhẹ.

Kevin Lee Poulsen

Nổi tiếng với biệt danh 'Dark Dante' trong những ngày đột nhập mạng lưới của anh ta những năm 1980, Poulsen liên quan đến một số vụ hack mà rốt cuộc đã đưa anh ta nổi danh là tội phạm mạng nổi tiếng nhất Mỹ. Thậm chí chương trình Những bí hiểm chưa có lời giải Unsolved Mysteries của kênh NBC đã làm phóng sự về anh ta trước khi anh ta bị bắt.

Poulson đã bị xử vào tháng 6/1994, bị kết án 7 tội, trong đó có rửa tiền, gian lận email, máy tính, cản trở công lý. Án phạt là 51 tháng tù và tiền phạt 56.000 USD.

Vladimir Levin

Levin người gốc Nga đã dựng lên một trong những vụ hack mạng lưới thành công nhất trong lịch sử với việc bòn rút 10,7 triệu USD từ ngân hàng Citibank năm 1994.

Cuối cùng, các nhà chức trách đã bắt được Levin ở sân bay Stansted Airport (Anh) khi anh ta cố lên máy bay tới Mátxcơva (Nga). Sau khi bị bắt, Levin bị dẫn độ sang Mỹ và bị kết án 3 năm tù, và hoàn trả 240.015 USD.

Max Ray Butler

Max Ray Butler bị bắt năm 2000 sau khi từ chối hợp tác với Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI). Trước đó, Butler là một người cung cấp tin tức cho FBI, giúp họ tìm ra dấu vết các hacker.

Butler bị kết án tổng số 15 tội trong năm 2001 gồm có xâm phạm máy tính, sở hữu các mật khẩu bị đánh cắp, ngăn chặn sự truyền thông… và nhận án 18 tháng tù.

Butler lại bị bắt tiếp vào năm 2007 sau khi các cảnh sát khám xét nhà anh ta và phát hiện 1,8 triệu tài khoản thẻ tín dụng bị đánh cắp được cất giữ trong máy tính của anh ta.

Vì vụ này, anh ta sẽ phải hầu tòa vào tháng Mười tới đây và có thể nhận án đến 40 năm tù và 1,5 triệu USD tiền phạt nếu bị kết tội.

Jeanson James Ancheta

Jeanson Ancheta, tin tặc người California (Mỹ) là tội phạm mạng đầu tiên bị kết tội kiểm soát số lượng máy tính bị bắt cóc – được biết đến là mạng máy tính ma hay botnet. Anh ta đã thường truy cập đến gần 400.000 máy tính riêng biệt cũng như các PC của hai cơ sở quân sự.

Bị bắt năm 2005, Ancheta chính thức bị kết án vào tháng 1/06 với tội âm mưu vi phạm đạo luật CANSPAM, âm mưu vi phạm đạo luật gian lận máy tính, hủy hoại máy tính quân sự và truy cập máy tính bất hợp pháp với mục đích gian lận.

Anh ta bị kết án 57 tháng tù và nộp phạt 60.000 USD tiền mặt cũng như 15.000 USD nộp cho chính quyền liên bang vì những thiệt hại anh ta gây ra cho các máy tính của họ.

Simon Vallor

Nhân viên nhà kho thất nghiệp Simon Vallor bị tòa án Southwark (Anh) kết tội và tống giam trong hai năm hồi năm 2003.

Vallor, người Bắc xứ Wales đã tạo ra 3 virus - Gokar, Redesi-B và Admirer – đã tấn công hàng nghìn máy vi tính trên toàn cầu.

Theo các báo cáo, nếu FBI và Scotland Yard đã không bắt được tin tặc xứ Wales này thì các virus của anh ta đã làm hại hàng chục nghìn máy tính, doanh nghiệp, tổ chức và người dùng.

Theo ICTNews (IT Pro)




CÁC TIN KHÁC

• Windows 7 bắt đầu được phân phối (07/08/2009)
• Công nghệ ổ thể rắn SSD chinh phục 2 đỉnh cao quan trọng (07/08/2009)
• DDoS tấn công Twitter và Facebook (07/08/2009)
• Microsoft chính thức ra mắt XP Mode RC (06/08/2009)
• Apple “xuất xưởng” Mac OS X 10.5.8 (06/08/2009)
• Microsoft dừng kế hoạch sản xuất Windows 7 E (06/08/2009)
• Xuất hiện dấu hiệu Facebook tiếng Việt bị hack (05/08/2009)
• Intel xác nhận ổ SSD bị lỗi firmware (05/08/2009)
• Bàn phím ảo (01/08/2009)
• Máy tính xách tay Apple: Dành cho người năng động (25/07/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd