IP:18.216.174.32

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Sinh viên và những vất vả thời hội nhập
08/12/2009 07:38 AM

Cuộc sống không bao giờ dễ dàng. Thời buổi hội nhập, khó khăn thử thách càng nhiều. Với sinh viên, những vất vả trong cuộc sống thời hội nhập càng khắc nghiệt.

 Nặng nề hai tiếng "cạnh tranh"

Khi được hỏi về những khó khăn trong hoàn cảnh đất nước hội nhập, nhiều sinh viên chia sẻ: Vất vả nhất là phải cạnh tranh! Cạnh tranh về nhiều mặt của cuộc sống, và cạnh tranh kéo theo nhiều vấn đề…

Thực tế, sinh viên đang bị dồn đẩy trong nhiều áp lực cạnh tranh: Cạnh tranh tìm việc, cạnh tranh để khẳng định giá trị bản thân… Để cạnh tranh tốt, sinh viên cần trang bị tri thức, trang bị kĩ năng. Trước nhất là… ngoại ngữ. Muốn hội nhập tốt, trang bị ngoại ngữ là tất yếu. Ở Việt Nam, ngoại ngữ được chú trọng đào tạo từ lâu, nhưng chất lượng còn xa vời. Đầu vào không cân đối, chương trình học khô khan, mặt bằng ngoại ngữ chênh lệch nên trình độ ngoại ngữ của sinh viên không cao. Việc học ngoại ngữ của sinh viên thật vất: Đến các trung tâm ôn luyện, vật lộn với các kì thi bắt buộc ở trường… Tiền mất, thời gian mất mà nhiều người sau bốn năm ra trường vẫn ngơ ngác trước tình huống giao tiếp tiếng anh cơ bản.

Kĩ năng mềm cũng là yêu cầu quan trọng khi Việt Nam hội nhập với thế giới. Vậy là các trung tâm đào tạo kĩ năng mềm ra đời… Nhiều người ra trường rồi mới tá hoả đi vài lớp kĩ năng mềm để có thể ghi sơ sơ vào CV xin việc của mình mấy gạch đầu dòng đáng chú ý: Kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình…

Hiện nay, kinh tế nhờ hội nhập phát triển hơn, nhưng nguy cơ lạm phát cũng tăng, giá tăng. Để vượt qua những khó khăn về kinh tế, sinh viên phải tự đi làm kiếm tiền. Áp lực việc làm thêm lại trở thành một áp lực lớn cho các bạn. Vất vả thu xếp thời gian, dành sức khoẻ cho cả học và làm, nhiều bạn như bơi trong dòng chảy thời gian vun vút… Lại phạc phờ vì những tính toán nhằm quản lý thời gian hiệu quả….

Bản ngã và kì vọng từ gia đình, xã hội

Văn hoá thời hội nhập cũng là vấn đề nhiều trăn trở. Làm sao để có một màng lọc văn hoá đủ tỉnh táo, nhạy cảm để hiểu và giữ được nét văn hoá truyền thống, không bị xô bồ theo cơn lốc văn hoá lai tạp? Cần bản lĩnh, và cần có một nền tảng giáo dục căn bản đề người trẻ đủ hiểu biết mà cảm nhận được cái hay cái đẹp về nhiều mặt văn hoá nghệ thuật. Sinh viên ta thiếu điều này, nhiều người thờ ơ với văn hoá truyền thống, nhưng cũng không đủ tầm với đến nhữg giá trị văn hoá hiện đại đích thực. Trái lại, họ dễ bị cuốn vào những dòng xoáy văn hoá ảo, chạy theo những giá trị sốc nổi.

Không cẩn thận sinh viên đánh mất bản ngã, bị lôi kéo vào những trào lưu vô nghĩa. Và trong sâu kín nhiều bạn sinh viên băn khoăn làm sao đáp lại được mối kì vọng của gia đình, xã hội. Được đi học đại học, mỗi người hẳn giữ cho mình nhiều hoài bão. Sinh viên là đội ngũ nắm giữ nguyên khí quốc gia, là những người sẽ làm đổi thay đất nước. Đó là kì vọng của xã hội. Con em mình sớm thành đạt, thành người. Đó là kì vọng của gia đình. Nhiều sinh viên không dễ gì vượt qua áp lực từ những kì vọng này. Nhiều bạn cũng từ niềm kì vọng quá lớn của gia đình mà phải sống trong nỗi lo lắng triền miên, sảy chân vài lần thành ra trượt dốc.

Trong đời sống hội nhập, cơ hội nhiều, nguy cơ cũng lắm. Nỗi vất vả của sinh viên từng ngày vơi đi hay đầy thêm còn phụ thuộc vào năng lực và bản lĩnh của mỗi người. Mong sao cùng với những nỗ lực và bản lĩnh ấy, sự quan tâm thiết thực hơn nữa của người lớn, của xã hội sẽ tiếp thêm sức mạnh cho mỗi sinh viên.

Theo VnMedia




CÁC TIN KHÁC

• Dạy con học, khó quá! (05/12/2009)
• Học để biết hay học để làm (26/11/2009)
• Khi đoàn kiểm tra đến (21/11/2009)
• Quan hệ thầy trò (20/11/2009)
• Người Việt Nam có thích học trường Việt Nam? (20/11/2009)
• Ăn xin tri thức (19/11/2009)
• Ngày mai, tôi sẽ đi chọn quà cho cô giáo của con (18/11/2009)
• "Cứ học đã, ra trường tính sau" (17/11/2009)
• Bộ GD-ĐT sẽ ép dùng nguồn mở (16/11/2009)
• Học trường Tây (12/11/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd