IP:3.139.67.228

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Triệt tiêu phương pháp dạy học “đọc - chép”
28/08/2009 08:57 AM

Trong năm học 2009 - 2010, giáo dục trung học phải tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm trong đó có phải đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục trung học. Yêu cầu được Bộ GD&ĐT đặt ra cho giáo dục trung học trong năm học này là khắc phục triệt để dạy học theo kiểu “đọc - chép”.


Một tiết học tốt ở trường THCS Bạch Đằng - TP.HCM

Phấn đấu đạt mục tiêu tất cả các tỉnh, thành phố đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 trên cơ sở củng cố và nâng cao vững chắc chất lượng phổ cập giáo dục.

Song song với đó là các mục tiêu tăng cường kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục trung học; Xây dựng chuẩn hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn; Đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia; phát triển, hiện đại hóa hệ thống các trường THPT chuyên.

Đó là nội dung trọng tâm của hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2009 - 2010 do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký ban hành ngày 25/8.

Như vậy, trong năm học này, bậc học trung học bao gồm THCS và THPT sẽ thực hiện 37 tuần thực học trên cơ sở giữ nguyên tổng số tiết học của mỗi môn học, điều chỉnh thời lượng và tích hợp một số hoạt động giáo dục, giảm số tiết học bình quân hàng tuần.

Các trường THPT rút kinh nghiệm trong 3 năm học vừa qua để tổ chức tốt việc dạy học phân hóa bằng phân ban, kết hợp với dạy học tự chọn sắp xếp HS vào các ban, và các hình thức học tập phân hóa phù hợp với năng lực, nguyện vọng của HS và điều kiện của mỗi trường.

Đối với các môn Mĩ thuật, Âm nhạc (THCS), cần có giải pháp cụ thể khắc phục tình trạng thiếu GV, thiết bị dạy học. Có thể hợp đồng GV, sử dụng GV thỉnh giảng trong số các hoạ sỹ, nhạc sỹ ở địa phương, thuê thiết bị để bảo đảm dạy đủ các môn học. Có thể lựa chọn nội dung dạy học thích hợp để bảo đảm yêu cầu giáo dục toàn diện.

Lập "Nguồn học liệu mở" (thư viện) câu hỏi, bài tập, giáo án, tài liệu tham khảo, tư liệu dạy học có chất lượng trên Website của Bộ, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các trường học để GV và HS có thể trao đổi, tham khảo.

Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng hoạt động xã hội cho HS.

Các cấp quản lý giáo dục tham mưu với UBND lập quy hoạch mạng lưới trường lớp THCS, THPT đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020, trong đó có trường THPT chuyên, trường nội trú, bán trú cho HS ở xa. Thực hiện chuyển đổi loại hình trường THCS, THPT giống trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Theo VnMedia




CÁC TIN KHÁC

• Nâng cao chất lượng giáo dục: Bắt đầu từ chính sách với đội ngũ giáo viên (27/08/2009)
• Dừng tuyển sinh nhiều ngành liên kết đào tạo sai phạm (27/08/2009)
• Tuyển sinh 'chui': Đặc cách cấp bằng tốt nghiệp lần nữa (26/08/2009)
• Thủ tướng đề nghị ngành giáo dục làm rõ nguyên nhân yếu kém (26/08/2009)
• Những ngành “hot,” học phí sẽ tăng kịch trần (25/08/2009)
• Dự thảo đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học: Khả quan (25/08/2009)
• Xây trường 3 tỷ cho... 20 học sinh đến học (24/08/2009)
• “Muốn thuê nhà tôi thì ra gặp bà… hàng nước” (24/08/2009)
• Những điểm mới trong năm học mới (22/08/2009)
• Học phí đại học cao nhất 240.000đ/tháng (22/08/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd