IP:18.188.76.209

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Jonathan Ian Schwartz - Ông là ai?
07/08/2009 12:00 AM

Jonathan Ian chwartz sinh ngày 20/10/1965. Ông đã học tại trường trung học Bethesda-Chevy thuộc Bethesda, Maryland và tốt nghiệp năm 1983. Ngay sau đó ông tiếp tục học tại trường đại học Carnegie Mellon một năm và chuyển sang học tại trường đại học Wesleyan, tại đây ông đã lấy bằng Kinh Tế Học và Toán Học.

Ông khởi đầu sự nghiệp vào năm 1987, với vị trí là cố vấn cho công ty McKinsey & Company tại NewYork. Đến năm 1989 ông chuyển đến Chevy Chase, Maryland, tại đây ông làm việc cho Lighthouse Design và sau đó trở thành chủ tịch điều hành. Đầu thập niên 90 Lighthouse Design chuyển trụ sở đến San Mateo, California.

- Năm 1996, Sun Microsystems mua lại Lighthouse, đến năm 1997 ông trở thành giám đốc tiếp thị cho sản phẩm JavaSoft.

Ông đã trải qua 5 vị trí phó giám đốc khác nhau. Đơn cử là vào giữa năm 2002 ông giữ chức phó giám đốc hội đồng ban quản trị, lãnh đạo nhóm phần mềm của Sun gồm 5.000 nhân viên theo một hướng tổ chức mới và độc lập. Ông nói: “Khi tất cả các nhóm phần mềm của Sun hợp nhất lại với nhau, cơ hội kết nối với các người phát triển được tăng lên.”

Ông đã thăm dò, tìm hiểu ý kiến, phản ứng của vô số khách hàng hợp nhất lại với nhau về những ý tưởng mới lạ của ông trong kinh doanh cũng như lĩnh vực kỹ thuật. Hành động trên đã giúp ông mở ra những hướng đi mới trong việc cải thiện sản phẩm phần mềm của Sun.

Vào ngày 02/04/2004, ở tuổi 39, sau khi trải qua 5 vị trí phó giám đốc khác nhau, Jonathan I.Schwartz chính thức được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch và giám đốc điều hành của hãng Sun Microsystems. Trong cương vị này ông đã và đang điều hành tất cả các hoạt động của Sun, từ phát triển sản phẩm, tiếp thị trên mạng lưới tòan cấu cho đến việc bán sản phẩm và sản xuất mang tính chất  toàn cầu, cũng như hỗ trợ khách hàng.

Ngoài việc đảm đương chức vụ lớn lao trên, ông còn thuộc ban quản trị của Dorado Corporation, công ty hàng đầu về dịch vụ mạng, ngoài ra ông còn thường xuyên diễn thuyết tại trường đại học Stanford. Ông cũng là vị giám đốc duy nhất của một trong 500 công ty hàng đầu của Mỹ liên lạc, trao đổi với nhân viên, khách hàng, cộng sự, nhà đầu tư, cũng như các thành viên khác trong cộng đồng bằng Web blog cá nhân.

Một trong những người tiên phong thúc đẩy bước tiến của “Thời đại hội nhập”

Trong loạt thảo luận về vấn đề làm thế nào để tổ chức đẩy mạnh bước tiến của “Thời Đại Hội Nhập”, ông có chia sẻ một số nhận định dựa trên quan điểm của mình: “Kết nối cộng đồng và kích thích sự cộng tác ngay từ đầu là mục tiêu cốt lõi quan trọng của Sun. Chính Sun đã đóng góp thêm cho cộng đồng mã nguồn mở nhiều mã nguồn hơn tất cà các hãng gộp lại và cũng chính Sun đã khởi đầu nhiều công nghệ mới như NFS, Java, TCP/ IP, OpenOffice.org cũng như OpenSolaris - Hệ Thống Điều Hành kích hoạt sự phát triển của hệ thống mạng và tạo ra nhiều cơ hội cho mọi người. Toàn thể nhân viên của Sun là ví dụ điển hình nhất cho tinh thần của mục tiêu “Thời Đại Hội Nhập”. Ngay từ 2005, Hãng đã tự nguyện đóng góp hơn 220.000 giờ làm việc cho rất nhiều dự án mang tính toàn cầu. Thế hệ kế tiếp các kỹ sư, nhà khoa học, nhà ngoại giao, lãnh đạo kinh doanh, nhà báo, nghệ sĩ cũng như người tiêu dùng đều cần hệ thống mạng nhằm nắm bắt các cơ hội trên thế giới. Tập thể chúng tôi đang hết sức nỗ lực làm việc nhằm mở rộng thêm thật nhiều cơ hội và quan trọng hơn là đem những cơ hội này đến tay mọi người bất kể sự khác biệt về văn hóa, quốc tịch, hay điều kiện kinh tế. Loại bỏ cách biệt kỹ thuật không chỉ là hướng đi đúng mà còn đem lại kết quả tốt trong kinh doanh.”

Niềm tin mạnh mẽ Vào SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Ngay khi được bổ nhiệm vào vị trí trên cá nhân ông đã thay mặt Sun đi tiên phong trong việc áp dụng phương thức kinh doanh theo hướng bảo vệ bản quyền. Theo ông, Sở Hữu Trí Tuệ là nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế thế giới và theo quan điểm của ông thì Sun Microsystems cũng sẽ nên được xây dựng trên nền tảng này. Ông cũng xem vấn đề về bản quyền, thương hiệu, bằng sáng chế cũng như tiến trình đổi mới và cạnh tranh là không hề loại trừ lẫn nhau mà còn tương hỗ cho nhau. Ông đã từng có cuộc trao đổi với chủ tịch điều hành của một trong những công ty mã nguồn mở danh tiếng về việc ủng hộ lập trường vô hiệu hóa bằng sáng chế phần mềm, nghĩa là phá bỏ sự bảo vệ bằng sáng chế.

Mặc dù ông rất tôn trọng ngài chủ tịch cũng như công ty đó nhưng theo ông điều đó cũng đồng nghĩa với việc biếu không tài sản, bản quyền cũng như thương hiệu. Ông không thể phá hủy cái mà các cổ đông đầu đã tư hàng tỉ đôla vào đó. Theo quan điểm của ông thì bất cứ lĩnh vực nào cũng nên quan tâm đến vấn đề này, từ khám phá về y học cho đến những công trình học liên quan đến lĩnh vực học thuật. Bảo vệ Sở Hữu Trí Tuệ là động lực thúc đẩy các nhà phát minh tiếp tục công việc phát minh sáng chế của mình, cũng như thúc đẩy các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư. Ông nhấn mạnh rằng xâm phạm bản quyền không bao giờ là chiến lược, mục tiêu hành động của Sun nhưng thay vào đó Sun phải ra sức bảo vệ những thành quả mà mình đã cố công xây dựng được và điều này cũng đồng nghĩa với viêc bảo vệ thành quả cho cộng đồng.
Ông nhận định rằng hướng đi của Sun là tạo dựng ra nhiều ý tưởng mới, cũng như hệ thống thiết kế và kết nối cộng đồng chứ không nhắm hướng chính vào vận hành các nhà máy trên phương diện rộng.

Trong cuộc thảo luận với lãnh đạo bang California, ông còn khẳng định là Sun sẽ tự nguyện cung cấp máy để bàn mã nguồn mở nhằm giảm thiểu khoảng cách về sự chênh lệch kỹ thuật của bang nhưng ông đã giải thích rõ sự khác biệt giữa các sản phẩm mã nguồn mở (OpenOffice và Star Office) và các chuẩn mở mà công ty sẽ hỗ trợ.

Theo Phương Mai (JavaVietnam)




CÁC TIN KHÁC

• 12 Nguyên tắc thành công của Steve Jobs (06/08/2009)
• Cha đẻ của "Người khổng lồ xanh" (06/08/2009)
• Bill Gates: Người bỏ học lừng danh (01/08/2009)
• Matsushita Konosuke - Ông chủ “vương quốc” Matshushita (01/08/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd