IP:18.216.29.63

Tin tức
Tin Công ty
Máy tính - Công nghệ
Y học - Sức khỏe
Giáo dục - Cuộc sống
Nhân vật & Sự kiện




Đừng trì hoãn công việc
10/06/2010 07:45 AM

Đây có thể nói là lời đề nghị đơn giản nhưng rất quan trọng. Khi đã có thói quen mới - luôn bắt đầu tiến hành mọi việc sớm hơn một chút, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng và trôi chảy.

Cách đây không lâu, nhân viên kế toán nọ gọi điện cho tôi, thông báo công việc bị chậm và đưa ra một lý do vớ vẩn nhất, rằng: công việc đó phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian. Hẳn bạn cũng đồng ý với tôi điều này vô lý đến nực cười. Nó làm cả hai người bực bội một cách không đáng có. Nó ngầm ý rằng cô ta sẽ còn tiếp tục thiếu thời gian và chậm trễ.

Mọi công việc đều đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định. Xây một căn nhà, viết một quyển sách, làm báo cáo hay việc vặt trong văn phòng đều như nhau. Ngoại trừ một số ít các trường hợp ngoài ý muốn - không kiểm soát nổi, đa phần bạn đều có thể tính toán trước thời gian mình cần để hoàn thành một công việc.

Người kế toán tôi kể trong ví dụ trên đây biết công việc lần này phức tạp, biết mình phải dành thêm thời gian cho nó. Cô còn biết rõ ngày mình phải hoàn thành. Thế nhưng cô đã trì hoãn quá lâu trước khi bắt đầu. Và thay vì nhận lỗi, cô ta lại đưa ra cái cớ: “công việc quá phức tạp!”.

Cả trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày, khá nhiều người có thói quen này. Có người luôn luôn trễ: từ đưa con đi học, đi lễ ngày Chủ nhật cho đến nấu ăn tối đãi khách… Nhưng điều nực cười là họ sẽ đưa ra ngay một lý do: “Tại tôi có tới ba đứa con”, “Tại tôi phải ngừng tới hai lần đèn đỏ”, “Tại nấu ăn cho khách nhiều việc quá”.

Dĩ nhiên, tôi không phủ nhận công việc vốn khó khăn. Nhưng trong tất cả các ví dụ trên bạn đều đã tính toán trước khó khăn gì mình sẽ trải qua. Bạn biết mình có ba đứa con và biết phải mất bao lâu để chuẩn bị cho chúng trước khi đến trường. Bạn cũng biết từ nhà đến nhà thờ mất bao nhiêu thời gian và càng biết rõ nấu ăn đãi khách mất nhiều công sức hơn. Vì thế những cái cớ theo kiểu “tôi không đủ thời gian” này chỉ để bạn lừa phỉnh chính bản thân và ngầm khẳng định lần sau, mình sẽ lại tiếp tục trễ.

Cách duy nhất bỏ thói quen này là bạn phải tự công nhận một điều, rằng trong hầu hết mọi trường hợp, bạn đều có thời gian, nhưng bạn đã bắt đầu quá trễ. Bạn phải tiến hành sớm hơn, dành thời gian dôi ra một chút để mình không hấp tấp vội vã. Nếu bạn thường xuyên chậm trễ 5, hay 30 phút, bạn phải bắt đầu sớm hơn với khoảng thời gian tương ứng 5 hay 30 phút, tránh căng thẳng cho bản thân và người xung quanh.

Thời hạn tôi phải hoàn thành cuốn sách, ví dụ là ngày 1 tháng 9. Tôi đã biết điều này từ 6 tháng trước. Vậy bạn nghĩ sao, nếu tôi chờ đến ngày 15 tháng 7 mới bắt đầu viết? Hẳn tôi lẫn nhà xuất bản đều phải căng thẳng, bực bội. Chưa kể trong lúc vội vã, tôi làm sao viết ra một tác phẩm hay? Thế nhưng đây chính là điều nhiều người thường mắc phải. Họ chần chừ, trì hoãn trước khi bắt đầu để rồi sau này phàn nàn.

Tưởng tượng nếu bạn có thể bắt đầu mọi việc sớm hơn đôi chút, cuộc sống của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn biết bao. Bạn sẽ không phải vội vã, phải chạy từ đề án này qua công việc khác, bạn cũng không phải lái xe như điên để kịp ra đến sân bay hay đến công ty mà thay vào đó, bạn thong dong hơn.

Đây có thể nói là lời đề nghị đơn giản nhưng rất quan trọng. Khi đã có thói quen mới - luôn bắt đầu tiến hành mọi việc sớm hơn một chút, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng và trôi chảy.

Theo HuongNghiep




CÁC TIN KHÁC

• Kỹ năng sống là cái chi chi? (08/06/2010)
• Vệ sĩ của con (03/06/2010)
• Dạy con biết nói thật để đi học xứ người (25/05/2010)
• Hậu quả của giàu xổi (24/05/2010)
• Vì sao giáo dục đụng đâu... dở đó? (20/05/2010)
• Những 'công nghệ' tạo giáo sư độc đáo (17/05/2010)
• Sinh viên “nội”, “ngoại” và cuộc chiến việc làm (12/05/2010)
• Ừ thì nhà tôi nghèo! (04/05/2010)
• Bố mẹ có bằng đại học, con cái xuất sắc hơn? (28/04/2010)
• Nhìn từ những lãnh đạo "nhí" (26/04/2010)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd