IP:3.235.226.14

Máy tính
Kiến thức cơ bản
Mạng & Internet
Tin học văn phòng
Bảo mật & AntiVirus
Tiện ích - Hệ thống
Lập trình - Cơ sở dữ liệu
Đồ họa & Multimedia
Thử nghiệm - Đánh giá
Kỹ thuật phần cứng




Xử lý âm thanh với bản Audacity tiếng Việt
05/04/2010 10:23 AM

Dù không chuyên nghiệp như Sony SoundForge song Audacity gọn nhẹ hơn, được cung cấp hoàn toàn miễn phí và cũng trang bị nhiều tính năng xử lý âm thanh cần thiết. Hơn thế nữa, phiên bản Audacity 1.3.11 Beta nay còn hỗ trợ giao diện tiếng Việt.

Cài đặt Audacity

Bạn tải Audacity 1.311 Beta tại đây (dung lượng 10,93MB, tương thích với Windows 2000/XP/Vista/7).

Ngoài ra, bạn cần cài đặt thêm plug-in LAME MP3 encoder (tải miễn phí tại đây, dung lượng 411KB) để Audacity có thể xuất file định dạng MP3.

Muốn Audacity hỗ trợ mở và xuất file dưới định dạng AC3, AMR, M4A, WMA, bạn cần cài thêm plug-in FFmpeg import/export library (tải miễn phí tại đây, dung lượng 2,5MB).

Trong hộp thoại Audacity First Run xuất hiện sau khi khởi động lần đầu, bạn nhấp vào hộp bên phải trường Choose Language for Audacity to use, cuộn chuột xuống cuối danh sách và chọn Vietnamese nếu muốn áp dụng giao diện tiếng Việt cho Audacity, rồi bấm OK. Nếu thấy hộp thoại Confirm hiện ra sau đó, bạn bấm Yes để xác nhận, bấm tiếp nút OK trên hộp thoại chào mừng để đến với giao diện Audacity.

 

Chọn giao diện tiếng Việt cho Audacity

 Lưu ý:

- Trong khi Sony SoundForge hiển thị các file nhạc chọn mở cùng lúc trên từng thẻ trong một cửa sổ duy nhất, Audacity đưa các file nhạc mở cùng lúc vào từng cửa sổ riêng biệt.

- Một khiếm khuyết của Audacity: không hỗ trợ chọn nhanh các lệnh thông qua menu chuột phải, mà phải chọn từ các menu lệnh nằm phía trên hoặc dùng tổ hợp phím nóng.

- Khi thực hiện thao tác gì trong Audacity không như ý, bạn nhấn Ctrl + Z để hồi lại.

- Nếu có nhu cầu chuyển giao diện Audacity từ tiếng Việt sang tiếng Anh, bạn vào menu Chỉnh Sửa → Preferences, chọn thẻ Giao diện trong hộp thoại mở ra, nhấp vào hộp Language ở khung bên phải và chọn English thay cho Vietnamese. Xong, bấm OK để thay đổi.

  Bỏ một đoạn nhạc

Đầu tiên, bạn vào menu Tập tin→ Mở (hoặc nhấn Ctrl + O) và tìm chọn file nhạc cần xử lý (hỗ trợ các định dạng thông dụng nhất). Sau khi nạp xong, nội dung file nhạc sẽ thể hiện dưới dạng biểu đồ sóng âm, với vùng phía trên là kênh trái và vùng phía dưới là kênh phải.

Bạn bấm nút Play màu xanh lá cây để nghe lại bản nhạc và nhìn vào khung Vị trí âm thanh phía dưới để xác định điểm bắt đầu và kết thúc đoạn nhạc muốn loại bỏ. Nghe xong, bạn nhớ bấm nút Stop màu vàng để dừng hẳn bản nhạc thì mới chỉnh sửa được.

Tiếp theo, bạn kéo thanh chạy đến thời điểm bắt đầu (hiển thị trong khung Bắt đầu vùng chọn phía dưới), nhấp chuột vào vùng sóng âm rồi rê chuột qua phải đến thời điểm kết thúc (hiển thị trong khung Kết thúc phía dưới) để đánh dấu đoạn muốn loại bỏ (được tô màu nâu). Xong, bạn vào menu Chỉnh sửa và chọn lệnh Cắt (hoặc nhấn Ctrl + X) để loại bỏ.

Bạn thực hiện tương tự trên khi muốn đánh dấu và loại bỏ thêm đoạn nhạc khác.

Giao diện của Audacity, đóng khối đoạn nhạc cần xử lý

 Sau đó, bạn vào menu Tập tin và chọn lệnh Xuất. Trong hộp thoại Xuất tập tin mở ra, bạn nhấp vào hộp Save as type phía dưới và chọn định dạng cho file nhạc vừa bị cắt, bấm nút Tùy chọn nếu muốn thiết lập lại thông số âm thanh (chế độ bit, chất lượng, kênh âm thanh), sau đó chọn thư mục lưu nhạc và bấm Save.

 

Thay đổi thông số âm thanh của file nhạc xuất ra

Ở hộp thoại Sửa dữ liệu đặc tả hiện ra kế đó, bạn có thể chỉnh sửa thông tin meta như tên nghệ sĩ, tên bài hát, tên album, thể loại nhạc,… rồi bấm OK để xuất nhạc.

Chỉnh sửa thông tin meta của file nhạc

Tách một đoạn nhạc

Sau khi xác định và đánh dấu đoạn nhạc muốn tách như trên, bạn chỉ việc vào menu Tập tin và chọn lệnh Xuất phần chọn. Trong hộp thoại Xuất tập tin mở ra, bạn chọn định dạng, thiết lập lại âm số âm thanh (nếu muốn) và chọn thư mục lưu đoạn nhạc vừa chọn.

Nối nhiều file nhạc

Ở đây, tôi sẽ nối ba file nhạc lại với nhau theo hai cách.

Cách 1: Đầu tiên, bạn tìm chọn cùng lúc những file nhạc muốn nối, tiếp đó chuyển qua cửa sổ hiển thị file nhạc thứ hai, nhấn Ctrl + C (hoặc vào menu Chỉnh Sửa và chọn lệnh Chép) để sao chép nội dung.

Tiếp theo, bạn chuyển sang cửa sổ chứa file nhạc thứ nhất, nhấp chuột vào vùng sóng âm phía sau file nhạc này, rồi nhấn Ctrl + V (hoặc vào menu Chỉnh sửa và chọn Dán) để dán file nhạc thứ hai vào.

Tương tự, bạn chuyển sang cửa sổ chứa file nhạc thứ ba và nhấn Ctrl + C để sao chép nội dung, rối chuyển sang cửa sổ chứa file nhạc thứ nhất, nhấp chuột vào vùng sóng âm phía sau file nhạc thứ hai và nhấn Ctrl + V để dán tiếp file nhạc thứ ba vào.

Sau cùng, bạn vào menu Tập tin và chọn lệnh Xuất, chọn định dạng, thiết lập lại thông số âm thanh và chọn thư mục file nhạc “liên khúc”.

Cách 2: Bạn chỉ cần mở file nhạc thứ nhất, sau đó vào menu Tập tin > Nhập > Âm thanh và tìm chọn hai file nhạc còn lại muốn nối. Sau khi nạp xong, nội dung hai file nhạc này sẽ hiển thị ngay dưới file nhạc thứ nhất.

Cắt file nhạc thứ hai để dán vào phía sau file nhạc thứ nhất

 Bạn nhấp chuột vào bảng bên trái vùng hiển thị sóng âm của file nhạc thứ hai và nhấn Ctrl + X để cắt nội dung, tiếp đó nhấp chuột vào vùng sóng âm phía sau file nhạc thứ nhất và nhấn Ctrl + V để dán vào.

Bạn tiếp tục nhấp chuột bảng bên trái vùng hiển thị sóng âm của file nhạc thứ ba và nhấn Ctrl + X để cắt nội dung, rồi nhấp chuột vào vùng sóng âm phía sau file nhạc thứ hai (vừa dán vào phía sau file nhạc thứ nhất) và nhấn Ctrl + V để dán vào.

Sau cùng, bạn cũng vào menu Tập tin và chọn lệnh Xuất để lưu lại file nhạc “liên khúc”.

Áp dụng bộ lọc và hiệu ứng âm thanh

Bạn có thể tìm thấy trên menu Hiệu ứng của Audacity khoảng 36 bộc lọc và hiệu ứng đặc biệt để áp dụng cho bản nhạc của mình, đáng chú ý: bộ cân bằng tần, bộ nén tiếng, chuẩn hóa, cân bằng âm lượng, cắt bỏ khoảng lặng, dịch pha, khếch đại, lặp lại, thay đổi nhịp điệu, thay đổi tốc độ phát, thay đổi độ cao, tiếng vọng, tăng âm trầm, xóa nhiễu, âm lượng giảm dần, âm lượng tăng dần, đảo ngược âm thanh, Vocal Remover (loại bỏ giọng ca sĩ, song hiệu quả mang lại chỉ ở mức tương đối)…

Chọn hiệu ứng hoặc bộ lọc muốn áp dụng 

Lưu ý: trong giao diện hầu hết bộ lọc và hiệu ứng đều có sẵn nút Xem trước để bạn duyệt qua bản nhạc vừa được hiệu chỉnh trước khi bấm OK để áp dụng.

Nút Xem trước trong giao diện hiệu ứng tăng âm trầm

Theo TuoiTre




CÁC TIN KHÁC

• Tạo slideshow chuyên nghiệp theo cách đơn giản (26/02/2010)
• Khám phá phần mềm chỉnh sửa, chuyển đổi phim HD (20/02/2010)
• Loại bỏ các chi tiết thừa trên hình ảnh (02/02/2010)
• Phục hồi dữ liệu từ đĩa CD/DVD hỏng với Portable CD Recover (01/02/2010)
• Top 5 phần mềm sao lưu đĩa DVD thông dụng (22/01/2010)
• Photo Story - Tạo Slide kể chuyện với hình ảnh minh họa (23/12/2009)
• Biên tập video với MAGIX Movie Edit Pro Silver (11/12/2009)
• “Biến hóa” file video chất lượng cao HD (05/12/2009)
• FILEminimizer Pictures: Thu nhỏ ảnh nhưng giữ nguyên chất lượng (01/12/2009)
• Ghép phụ đề vào phim để ghi DVD (28/11/2009)




BLUE IDEA Trading and Computer Technology Company Limited
Copyright © 2009 BLUE IDEA Co., Ltd